Tên lửa đẩy được thiết kế nhằm đạt được quỹ đạo mục tiêu trong 9 phút sau khi được phóng. Kết quả ban đầu sẽ được xác định 140 phút sau vụ phóng, khi tên lửa phát về trái đất tín hiệu đầu tiên.
Kết luận cuối cùng sẽ có vào khoảng 5 giờ sáng 31/1, khi vệ tinh liên lạc lần đầu với trạm mặt đất ở Viện Khoa học và Công nghệ Hàn Quốc ở Daejeon, cách Seoul 160 km về phía nam.
Tên lửa nặng 140 tấn, với tên khác là Naro, có một phần được Hàn Quốc chế tạo, phần còn lại do Nga sản xuất. Seoul được cho là đã chi nửa tỷ USD vào chương trình vũ trụ Naro. Nga cho biết nước này sẽ đầu hàng sau ba lần nỗ lực phóng tên lửa, đồng nghĩa với việc nếu thất bại, Hàn Quốc sẽ phải tìm một đối tác khác.
Những nỗ lực phóng tên lửa của Hàn Quốc vào năm 2009 và 2010 đều thất bại, và lần phóng thứ ba này đã bị hoãn hai lần do trục trặc kỹ thuật. Vụ phóng của Hàn Quốc diễn ra sau khi Triều Tiên sử dụng tên lửa ba tầng để đưa một vệ tinh lên quỹ đạo hôm 12/12/2012. Vụ phóng này giúp Triều Tiên trở thành quốc gia thứ 10 đưa vệ tinh lên quỹ đạo từ lãnh thổ của chính nước mình, và cũng khiến Liên Hợp Quốc mở rộng lệnh trừng phạt đối với Bình Nhưỡng. Hàn Quốc và Mỹ coi vụ phóng tên lửa của Triều Tiên là một cuộc thử công nghệ tên lửa đạn đạo bị cấm.
Theo Vn**express
(TH)