Các CCB bị nhiễm chất độc da cam đang được điều trị tại Làng Hữu nghị Việt Nam.
Làng Hữu nghị Việt Nam (viết gọn là Làng) thuộc T.Ư Hội CCB Việt Nam, 25 năm qua, mỗi cán bộ, nhân viên của Làng luôn thầm lặng, miệt mài chăm sóc, phục hồi chức năng cho CCB, cựu TNXP là nạn nhân chất độc da cam/dioxin; nuôi dưỡng, gieo chữ, dạy nghề cho các cháu là con, cháu CCB bị nhiễm chất độc hóa học trong chiến tranh. Ngôi Làng cũng là biểu tượng của sự đoàn kết quốc tế vì hòa bình và hữu nghị, xoa dịu, làm vơi đi nỗi đau da cam.
Bài 1: “Chúng tôi là lính Bộ đội Cụ Hồ…”
“Làng Hữu nghị Việt Nam đã và đang làm tốt công tác “Đền ơn đáp nghĩa”, chăm sóc các đối tượng chính sách, Người có công, nạn nhân nhiễm chất độc da cam/dioxin. Trong đó, hoạt động thiết thực nhất là chăm sóc sức khỏe cho CCB, cựu TNXP và các con, cháu của họ…” - đó là nhận xét của Đại tá Phạm Duy Hùng - Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Quân y 103 về Làng.
Địa chỉ tin cậy chăm sóc nạn nhân da cam
Sau đợt điều dưỡng tại Làng, CCB Đàm Đình Với, ở xã An Bình, huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương đã viết tặng Làng những vần thơ mộc mạc: “Tạm biệt nhé chia tay Làng Hữu nghị/ Mà nghĩa tình đồng chí mãi không phai…”. Những dòng lưu bút ông để lại cũng thật cảm động: “Đoàn CCB tỉnh Hải Dương chúng tôi, những người bị nhiễm chất độc hoá học do chiến tranh được Ban giám đốc và nhân viên làm việc tại Làng ân cần chăm sóc thuốc thang, đảm bảo tốt sinh hoạt, bữa ăn luôn được cải thiện, tập thể dục, thể thao... được thăm Lăng Bác và các bảo tàng. Đến nay, hầu hết chúng tôi đều tăng cân...”. Sự ghi nhậnngắn gọn ấy dành cho Làng thật đáng trân quý.
Tôi đến Làng vào một sáng đầu Xuân Quý Mão trong trời mưa rét đậm, gặp CCB Bế Hồng Ngân, dân tộc Tày, ở xóm Đầu Cầu 2, xã Quảng Hưng, huyện Quảng Hòa, tỉnh Cao Bằng. Sau 2 tuần cùng Đoàn CCB tỉnh Cao Bằng về điều dưỡng tại Làng, ông thấy sức khỏe được cải thiện nhiều, giảm đau nhức về đêm, ăn ngon miệng và ngủ sâu giấc hơn. CCB Bế Hồng Ngân bày tỏ sự phấn khởi của mình: “Ởđây thật ấm áp, cả về vật chất lẫn tình đồng chí, đồng đội. Cảnh vật xanh, sạch, yên tĩnh; đội ngũ bác sĩ và phục vụ lại rất nhiệt tình, niềm nở, ân cần. Đặc biệt, những bài vật lý trị liệu đã giúp tôi khỏe lại nhiều. Đây đúng là địa chỉ tin cậy đểđiều dưỡng CCB và các nạn nhân da cam”.
Câu chuyện về cháu Nguyễn Đức Thọ, sinh năm 1995, là con của CCB Nguyễn Đức Ba ở Yên Dũng, Bắc Giang, đang được nuôi dưỡng, chăm sóc tại Làng cũng làm tôi hết sức xúc động. Cháu Thọ mắc bệnh tim từ nhỏ, niêm mạc môi và các đầu ngón tay, chân lúc nào cũng tím tái. Về Làng, cháu được cán bộ, nhân viên đưa đến Bệnh viện 103 điều trị. Các bác sĩ của Viện chẩn đoán cháu bị tứ chứng Fallot, suy tim độ II, hội chứng down. Ban lãnh đạo Bệnh viện 103 đã quyết định hỗ trợ kinh phí và thực hiện ca mổ thành công. CCB Nguyễn Đức Ba nghẹn ngào: “Các bác đã sinh ra cháu Thọ lần thứ hai…”.
Trao đổi với chúng tôi, Đại tá Phạm Duy Hùng cho biết: “Bệnh viện Quân y 103 là bệnh viện tuyến trên của Trung tâm y tế Làng. Chúng tôi luôn sẵn sàng tiếp nhận và xử lý các trường hợp vượt quá khả năng của Làng. Đối với các đối tượng CCB và trẻ em của Làng, chúng tôi luôn dành sựquan tâm đặc biệt, bởi đó là những đồng đội của chúng tôi...”.
Khi đến Làng, mỗi CCB được thăm khám, lên phác đồ điều trị bằng cảđông, tây y, kết hợp chế độ ăn uống theo một quy trình chặt chẽ nên sau mỗi đợt điều dưỡng,bệnh tật đều thuyên giảm, sức khỏe cải thiện tốt; thể chất của các đối tượng tăng lên rõ rệt.
Đến nay, trung bình mỗi năm Làng đón gần 600 CCB, cựu TNXP về điều dưỡng, điều trị vànuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục thường xuyên cho 110-120 trẻ em của 36 tỉnh, thành từ Quảng Nam trở ra phía Bắc.
Thấu hiểu để sẻ chia
CCB, bác sĩ Nguyễn Hoài Thu - Phụ trách Trung tâm Y tế của Làng, cũng là người trực tiếp trị bệnh, chăm sóc cho các CCB. Anhluôn trăn trở: “Cùnglà Bộ đội Cụ Hồ, các bác vào sinh ra tử, chiến đấu hy sinh, nay mang trong mình nhiều bệnh tật do chiến tranh, đặc biệt là do nhiễm chất độc da cam/dioxin. Việc được chăm sóc cho những đồng đội là cơ hội tri ân sâu sắc. Chúng tôi xem CCB, cựu TNXP và các cháu như người thân ruột thịt. Có như vậy thì mới chăm sóc tốt được”.
Là con của CCB, lạicó hàng chục năm gắn bó với Làng, bác sĩ Hoàng Hồng Quang - người trực tiếp điều trị cho các cháu nhiễm chất độc da cam luôn đề cao y đức với lòngtri ân. Anh nhẫn nại tìm hiểu từng cháu để có phác đồ điều trị phù hợp. Anh chia sẻ: “Không như những trẻ bình thường, cấu tạo giải phẫu của các cơ quan trong cơ thể các cháu ở đây thường bất thường, nhận thức rấthạn chế. Nhiều cháu khi hỏi bệnh phải nhờ hỗ trợ của bảo mẫu - người trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng các cháu. Nhiều cháu còn chống đối, không hợp tác trong quá trình điều trị. Vì thế, nhiều khi, bác sĩ chữa tâm lý trước cả chữa bệnh lý”.
Không chỉ chăm sóc, điều dưỡng CCB vàcháu,Trung tâm y tế của Làng còn thường xuyên tổ chức các buổi truyền thông chăm sóc sức khoẻ cộng đồng, chia sẻ những kiến thức hữu ích giúp CCB vàcán bộ, nhân viên tự chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ cho chính mình và người thân. Sau khi tham dự buổi truyền thông về “Hội chứng cổ, vai, tay” và “Hội chứng thắt lưng hông”, CCB Trần Văn Như - Đoàn trưởng đoàn CCB Sơn La về điều dưỡng tại Làng phấn khởi nói: “Được dự buổi truyền thông, nhận tài liệu hướng dẫn các bài tập trị liệu để chúng tôi tự tập luyện tại nhà, quả thật chúng tôi vô cùng phấn khởi, thấy mình khoẻ hơn, yên tâm hơn”.
Tại Hội nghị tổng kết chương trình kết nghĩa giữa Làng và Hội CCB tỉnh Sơn La vào tháng 6-2020, đồng chí Kha Mạnh Sâm - Phó trưởng ban Thường trực Ban Dân vận Tỉnh ủy Sơn La đánh giá rất cao hoạt động kết nghĩa giữa hai đơn vị. Ông đặc biệt tâm đắc với công tác điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh cho CCB và trẻ em nhiễm chất độc hóa học của Làng: “Những hội viên CCB tỉnh Sơn La sau khi điều dưỡng tại Làng trở về đã có những phản hồi tích cực. Tôiđánh giá rất cao tinh thần trách nhiệm, thái độ phục vụ của các y, bác sĩ và cán bộ, nhân viên trong quá trình điều dưỡng tại Làng. Việc làm của họ góp phần thực hiện tốt công tác hậu phương Quân đội...”.
“Những năm qua, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của T.Ư Hội CCB Việt Nam; sự quan tâm đặc biệt củaBộ Quốc phòng; các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước; sự quản lý, phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của các bộ, ban, ngành, đoàn thể từ T.Ư đến địa phương, Làng làm tốt nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe cho CCB và các cháu, qua đó đã góp một phần nhỏ bé xoa dịu nỗi đau da cam. Tuy nhiên, bệnh của CCB thường nặng và phức tạp; nhiều cháu mắc đa bệnh và thần kinh không bình thường, trong khi trang thiết bị, nguồn nhân lực còn hạn chế nên công tác điều trị cũng gặp nhiều khó khăn” - đồng chí Nguyễn Thăng Long - Giám đốc Làng trăn trở.
Song song với nuôi dưỡng, chăm sóc y tế cho các cháu, Làng còn là nơi gieo chữ, dạy nghề với mong ước rất đỗi bình dị: Chắp cánh giúp các cháu có thể hòa nhập cộng đồng, tự nuôi sống bản thân, giảm gánh nặng cho gia đình, xã hội. Vấn đề này sẽ được chúng tôi phản ánh trong kỳ sau:
Bài 2: Chắp cánh ước mơ
Lê Minh Anh