Thầy giáo Trần Quang Du lên lớp cho học viên công an Campuchia
Ở Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia người ta nhắc nhiều đến thượng tá Trần Quang Du-Phó giám đốc Trung tâm ngoại ngữ tiếng Khmer bởỉ một thầy giáo với sự kiên trì, bền bỉ nhiều năm đã đào tạo được nhiều lớp cán bộ thành thạo ngoại ngữ phục vụ cho học tập và công tác của hai nước Việt Nam- Cam pu chia
Ông nhập ngũ vào lực lượng Công an vũ trang (CAVT) vào tháng 9/1978 và được điều vào tỉnh An Giang thuộc đại đội 02 tiểu đoàn 01 trung đoàn 14 CAVT đóng quân tại huyện Bảy Núi trực tiếp chiến đấu chống lại cuộc chiến tranh xâm lược của tập đoàn phản động Pôl Pốt. Đầu năm 1979, ông tiếp tục đi làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia thuộc biên chế Trung đoàn 10 Công an vũ trang (nay là Bộ đội Biên phòng). Năm 1989, sau khi hoàn thành nghĩa vụ Quốc tế ở Campuchia ông về nước và được bổ nhiệm chức vụ Phó chủ nhiệm Khoa ngoại ngữ - Tin học Trường trung cấp Biên phòng Bộ TL-BĐBP, từ năm 1989 đến năm 2016 nhiệm vụ của ông là đào tạo tiếng Khmer cho Bộ đội Việt Nam và đào tạo tiếng Việt cho Quân đội, Công an Hoàng gia Campuchia. Năm 2016 được nghỉ hưu theo chế độ nhưng với tình cảm, trách nhiệm của người CCB ông lại tham gia vào Trung ương Hội hữu nghị Việt Nam-Campuchia với cương vị là ủy viên BCH Trung ương Hội, Phó Giám đốc thường trực Trung tâm ngoại ngữ tiếng Khmer. Đây là mô hình đào taọ do TW Hội mở miễn phí cho người học. Từ khi giữ cương vị Phó Giám đốc thường trựcTrung tâm ngoại ngữ tiếng Khmer ông đã tham mưu cho Hội đổi mới phương pháp dạy và học, đi mượn các địa điểm để mở rộng mô hình đào tạo tại chùa Phổ Minh, quận Gò Vấp, chùa Giác Ngộ quận 10, chùa Xá Lợi quận 03, ngoài ra còn liên thông với Trường Quân sự Qk 7, Trường Đại học Trần Đại Nghĩa, Học viện Kỹ thuật mật mã và các Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Đồng Nai, Long An để đào tạo cho 750 lượt học viên Việt Nam học tiếng Khmer và Quân đội, Công an Hoàng gia Campuchia học tiếng Việt.
Tháng 5/2021 đại dịch Covid-19 bùng phát. Tuy nhiên do nhu cầu đào tạo cấp bách của các trường và của Trung tâm. TW Hội chỉ đạo tìm mọi cách biến thách thức thành cơ hội thích nghi với chống dịch không để việc giảng dạy bị bị đứt quãng. Là Cựu chiến binh đã ngoài tuổi 60, sức khỏe giảm sút do di chứng sốt rét để lại trong những năm chiến đấu ở Campuchia nhưng ông luôn tự tìm tòi học hỏi Công nghệ thay đổi hình thức dạy học từ trực tiếp đứng lớp sang trực tuyến tại Học viện Kỹ thuât mật mã. Kết quả trong lúc cao điểm dịch tháng 7-8/2021 ông đã kết nối đào tạo tiếng Việt cho học viên Hoàng gia Campuchia học tiếng Việt và tiếng Khmer cho Bộ đội, Công an và những hội viên làm công tác Hội, doanh nhân Việt Nam làm ăn tại Campuchia. Khóa học trực tuyến với hàng trăm học viên mở ra lúc dịch đang căng thẳng nhất tại thành phố HCM nhưng kết quả vượt mọi mong muốn, kết nối được với nhiều học viên cũ đã về Campuchia vào tham gia tương tác với các bạn Việt Nam vừa ôn lại tiếng Việt vừa giúp học viên Việt Nam học tiếng Khmer rất sát thực tế mà không cần đi thực tế như trước đây vẫn làm. Mô hình đào tạo trực tuyến trong thời điểm dịch đã được BCH TW Hội và các trường hết lời khen ngợi. Bởi hình thức này vừa đảm bảo giãn cách có nhiều thời gian học, tiết kiệm được kinh phí chi tiêu khác. Nhiều cán bộ Quân đội, Công an và các thành viên Hội hữu nghị, doanh nhân đánh giá đây là mô hình học rất hiệu quả bởi học online được mở rộng cả trong nước và nước ngoài ngồi học chung địa bàn học không hạn chế xa, gần đều tham gia học đươc.
Nhân dịp kỷ niệm tròn 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, chúng tôi đến tìm hiểu Người Cựu chiến binh quân hàm xanh Trần Quang Du, điều rất ngạc nhiên tuy ông không phải là Nhà thơ, không phải nhạc sỹ là Nhà giáo Cựu chiến binh mà ông có tới 12 bài thơ ca ngợi tình đoàn kết hữu nghị Việt Nam-Campuchia trong giai đoạn 1979-1989 còn là tác giả của 3 bài hát Song ngữ Việt Nam-Campuchia: Bên dòng sông Mê Kông,Tâm nhang bên đài hữu nghị, Tìm dấu chân xưa, được giới trẻ của hai dân tộc Việt Nam-Campuchia rất yêu chuộng đang được phát triển lan tỏa cả giới trẻ Campuchia và Việt Nam. Tất cả các bài thơ, bài hát của ông được Cục sở hữu trí tuệ/ thuộc Bộ Văn Hóa Việt Nam cấp Bản quyền sở hữu riêng cho ông.
Người Cựu chiến binh Biên phòng Trần Quang Du là tấm gương mẫu mực bởi sự nhiệt tình hăng say với nghề nghiệp luôn tìm tòi, sáng tạo nhằm thích ứng với điều kiện hoàn cảnh, đặc biệt là đợt dịch Covid-19 vừa bảo đảm chống dịch nhưng vẫn hoàn thành mục tiêu đào tạo đặt ra, được thường trực Hội biểu dương khen ngợi. Ông tâm sự: Tôi là người lính đã chiến đấu tai Campuchia, chứng kiến bao đồng đội của mình đã anh dũng ngã xuống để cứu đất nước này thoát họa diệt chủng, bây giờ tuy nghỉ hưu nhưng tôi vẫn giành tâm huyết cho giảng dạy cũng là góp phần kết nối tình cảm, sự hiểu biết và tinh thần đoàn kết hữu nghị giữa hai nước Việt Nam-Campuchia.
Bài và ảnh : Nguyễn Hồng Thái