Cây Bồ đề ở Ấn Độ ngày nay.
Kể cả những người mới hiểu mang máng về đạo Phật cũng đều biết một sự kiện lịch sử, là vào khoảng năm 543 trước Công nguyên, Thích Ca Mâu Ni, khi đó 80 tuổi, sau nhiều năm tu hành khổ hạnh tìm phép giải thoát khổ đau cho con người mà vẫn chưa rõ...
Ngài về thiền định dưới gốc một cây lớn giống như cây đa (tạm gọi là cây) trên bờ sông Falgu - nơi đây xưa kia là một ngôi làng nhỏ gọi là làng Sambodhi với nhiều rừng rậm, nay thuộc bang Bihar, Bắc Ấn Độ. Thiền đến ngày thứ 49 thì Thích Ca Mâu Ni ngộ ra (giác ngộ) giải pháp giúp con người cứu khổ, cứu nạn không thể bằng một chân lý. Hay nói cách khác không thể chỉ dùng lời nói để diễn tả đầy đủ, mà phải tự người đó chứng đắc. Vì điều mà ta cho là chân lý ấy rất vi diệu. Nghĩa là, những lời dạy của Phật chỉ là phương tiện để giúp người ta tu hành tự mình đạt đến chân lý chứ không sách vở nào thay được.
Nếu không có sự giác ngộ của Thích Ca Mâu Ni dưới gốc cây ngày đó thì chúng ta không có Đức Phật; không có một tôn giáo lớn đã và đangtồn tại hàng nghìn năm, mà những giáo lý của Phật đã làm thay đổi thế giới, thay đổi lịch sử, thay đổi cuộc đời của biết bao con người. Vì vậy, nên cây mà Thích Ca Mâu Ni ngồi thiền được coi là nơi quan trọng nhất trong cuộc đời của Phật Thích Ca Mâu Ni. Và được gọi là cây Giác ngộ.
“Giác ngộ” - tiếng Phạn, ngôn ngữ Ấn Độ giáo, gọi là Bồ đề. Cây Giác ngộ, nay quen gọi là cây Bồ đề.
Nhật Huy