Cây hồng không hạt 100 tuổi tại vườn cây nhà CCB Nguyễn Văn Hồng.
Cựu chiến binh già Nguyễn Văn Hồng, nguyên Chủ nhiệm chính trị Bộ đội Biên phòng Nghệ Tĩnh (85 năm tuổi đời, 55 tuổi Đảng và 20 năm sống trong đời binh nghiệp, do có nhiều cống hiến trong lực lượng vũ trang, ông được nhà nước tặng thưởng 01 Huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng nhì; 01 huân chương chiến sỹ vẻ vang hạng ba; 01 Huân chương chiến công hạng nhì, và nhiều phần thưởng khác.
CCB Nguyễn Văn Hồng (SN: 1942) hiện trú tại thôn Yên Du,xã Đức Lĩnh,huyện Vũ Quang,ông nhập ngũ vào Quân đội vào năm 1962,thuộc bộ đội Biên phòng Nghệ Tĩnh,sau thời gian huẩn luyện 03 tháng tại xã Thạch Linh,huyện Thạch Hà,thì ông được điều về bảo vệ Tỉnh uỷ tỉnh Hà Tĩnh.Đến năm 1963 ông được cấp trên cử đi học 06 tháng lớp hạ sỹ quan Biên phòng tại huyện Tân Kỳ,tỉnh Nghệ An,sau đó được cấp trên điều đi chiến đấu tại Mường Xén (Việt-Lào) năm 1964, ông tiếp tục được cấp trên cử đi học 02 năm lớp sỹ quan Biên phòng tại Hà Tây,sau khi tốt nghiệp ông được điều về giữ chức vụ Đồn phó Đồn Biên phòng Đá Gân,Sơn Hồng,huyện Hương Sơn-Hà Tĩnh.
Đến năm 1966 ông lại tiếp tục đi học lớp bảo vệ nội bộ tại cảng Hải Phòng,công tác được một năm ông được cấp trên cử đi học lớp Trung cấp nghiệp vụ bảo vệ nội bộ tại Sơn Tây-Hà Nội,sau khi học xong ông được cấp trên điều động về công tác tại Cục chính trị, Bộ đội Biên phòng Việt Nam. Sau hơn 10 năm công tác tại Cục chính trị,ông lại được điều động về Nghệ Tĩnh,giũ chức Chủ nhiệm chính trị Bộ đội Biên phòng Nghệ Tĩnh,mang quân hàm Trung tá,đến năm 1982 nhà nước có chủ trương chia tách tỉnh Nghệ Tĩnh thành 2 tỉnh: Nghệ An và Hà Tĩnh,cũng vào thời điểm này ông xin nghỉ hưu về quê sinh sống cùng gia đình và con cháu.
CCB Nguyễn Văn Hồng chia sẻ: ông xây dựng gia đình vào năm 1968,trong một lần được cấp trên cho đi “tranh thủ”về quê rồi cưới vợ luôn,vợ tôi là bà Nguyễn Thị Vân,năm nay 82 tuổi,là giáo viên nghỉ hưu,cùng quê Đức Lĩnh,Đức Thọ. Ông-bà có 04 người con(01 trai,03 gái) các thành viên đều đã trưởng thành và xây dựng gia đình,có công việc ổn định tại các cơ quan ở huyện Vũ Quang-Hà Tĩnh.
Hiện tại cuộc sống sinh hoạt hàng ngày,với mức lương hưu của tôi là 15 triệu đồng /tháng,cộng với tiền lương hưu của bà vợ nữa, thì một tháng vợ chồng tôi đã có 23 triệu đồng. Nhưng tôi vẫn thích làm việc,thích trồng trọt,chăm vườn,chăn nuôi lợn,gà cho vui cửa,vui nhà,sau đó là tăng thêm thu nhập cho gia đình,vừa làm gương cho con,cháu noi theo.Có lẽ sống trong môi trường quân đội,được quân đội đào tạo,rèn luyện cho mình đức tính bản lĩnh,trung kiên,chịu khó,nên bây giờ khi đã về hưu,tuổi cao,sức khoẻ có giảm sút.Nhưng tôi vẫn yêu thích lao động.Hơn nữa,gia đình tôi có một mảnh vườn rộng: 4.250m2 của cha-ông để lại,trồng cây lưu niêm(cây hồng không hạt) chủ yếu để phục vụ con ,cháu trong gia đình là chính.
Sau khi được quân đội giải quyết chế độ nghỉ hưu,về quê sinh sống cùng gia đình- vợ con, tôi quen dần với cuộc sống đời thường, bắt đầu tham gia làm vườn,trồng trọt. Tôi thấy loại hồng không hạt này phát triển rất nhanh,vừa chịu hạn hán rất tốt;chăm sóc đơn giản, chi phí đầu tư cho cây hồng không nhiều.
Cây hồng thường đâm chồi,nẩy lộc,ra hoa kết trái vào tiết lập xuân,đến tháng 8 quả hồng đến thời kỳ chín rộ,và kéo dài cho đến tháng 9 là kết thúc một mùa thu hoạch,sau khi thu hoạch quả xong, cây hồng bắt đầu rụng hết lá,chỉ còn cành và thân cây mà thôi. Quả hồng Bình Du khi chín sẽ chuyển màu vàng đậm,có vị ngọt và rất giòn,ăn rất ngon,hiệu quả kinh tế mang lại khá cao so với làm ruộng.
Hiện trong vườn nhà CCB Nguyễn Văn Hồng có 130 cây hồng không hạt,trong đó,có 02 cây trên 100 tuổi,có 10 cây 70 mươi tuổi,số còn lại mới trồng được 10 năm trở lại. Mỗi mùa thu hoạch từ 01 đến 02 tấn quả,giá bán ra thị trường giao động từ 30 đến 35 ngàn đồng/kg. Năm nay gia đình CCB Nguyễn Văn Hồng,trú tại thôn Bình Du,xã Đức Lĩnh thu hoạch trên 02 tấn hồng không hạt,thu về trên 60 triệu đồng.Vừa qua Cục sở hữu trí tuệ đã cấp giấy chứng nhận cho quá hồng Bình Du đạt chất lượng OCOP 3 sao.
CCB Nguyễn Văn Hồng chia sẻ bí quyết “Muốn nhân giống cây hồng không hạt đảm bảo chất lượng,trong quá trình làm cỏ,chăm bón,thấy rễ hồng phát triển dưới gốc cây,ta lấy cuốc hoặc dao chặt đứt một đoạn phía gần gốc cây,phần rễ này sẽ tạo thành một thân cây mới(gọi là cây giống)mang trực tiếp nguồn zen của cây mẹ,nên cây phát triển rất tốt, nới về kinh tế thì cây hồng cho thu nhập gấp nhiều lần so với làm ruộng,hoặc chăn nuôi khác mang lại”.
Hồng Bình Du khi chín sẽ chuyển màu vàng đậm,có vị ngọt và giòn.Đặc biệt là không có hạt như những loại giống hồng khác, hiện nay,toàn xã có 70 ha hồng chủ yếu tập trung tại thôn Yên Du với diện tích trên 40 ha,sản phẩm hàng năm ước đạt trên 75 tấn/năm.
Để tạo điều kiện kiện thúc đẩy sự phát triển cây ăn quả ngày càng được nhân rộng,vươn ra thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong và ngoài địa bàn huyện,đồng thời quảng bá hình ảnh hồng Bình Du và con người Vũ Quang đến với du khách.Vừa qua,UBND huyện Vũ Quang đã phối hợp thôn Yên Du,xã Đức Lĩnh,tổ chức tuần lễ Hồng Bình Du từ ngày 28/9 đến 04/10/2024,nhằm lan toả những giá trị cốt lõi trong sản phẩm nông nghiệp sạch,sự kiện này đã thu hút hàng trăm lượt du khách,thương lái đến tham quan,trao đổi mua bán các sản phẩm hàng hoá nông nghiệp,chụp ảnh kỷ niệm,chick in những vườn hồng chín mọng lên mạng xã hội.
Minh Lý.