Ngã Sau,(Buôn Ma Thuộc) nơi trung đoàn 95B đã tham gia chiến đấu sáng 10-3-1975

     Cuối tháng 12/1974), từ Quảng Trị Trung đoan 95B (Sư đoàn 325) nhận lệnh vượt dãi Trường Sơn vào Tây Nguyên phối hợp với Sư đoàn 10 tham gia trận đánh mở màn vào thị xã Buôn Ma Thuộc rạng sáng ngày 10/3/1975 đã góp phần quan trọng trên các mũi, hướng đánh vào sân bay Hòa Bình, ngã Sáu, khu Hậu cần và Sư đoàn bộ 23 ngụy. Sau giải phóng Buôn Ma Thuộc. Trung đoàn bằng cơ giới và luồn rừng tiến về thị xã Cheo Reo (tỉnh Phú Bổn) phối hợp với sư đoàn 320 chốt chặn, tiêu diệt 12.000 tên địch thuộc Quân đoàn 2 ngụy đang trên đường tháo chạy theo đường 7 về hướng Tuy Hòa, (Phú Yên). Tiếp thời gian sau đó, trung đoàn tiếp tục hành tiến xuống đồng bằng (Đồng Nai) theo đường 20 đến tham gia chiến đấu phá tuyến phòng thủ kiên cố của quân địch tại trận chiến Xuân Lộc (Long Khánh).

Tại đây, từ sáng ngày 17/4, trung đoàn 95B được tăng cường phối hợp chiến đấu với Sư đoàn 6 (Quân đoàn 4 của tướng Hoàng Cầm) tiến quân tiêu diệt chiến đoàn 5, 01 tiểu đoàn pháo binh, 01 chi đoàn thiết giáp ngụy, chiếm giữ khu Gia Khiêm, ngã ba Dầu Giây, cắt đứt Quốc lộ 1A (đoạn Xuân Lộc đến Bàu Cá) và đường 20 (đoạn Túc Trưng đến ngã 3 Dầu Giây)...tạo thế bao vây, cô lập thị xã Long Khánh, khu vực trọng yếu trên tuyến phòng thủ tại mặt trận Xuân Lộc...

Ông Nghiêm Quốc Cư (quê Hà Tĩnh) nguyên Chính trị viên Đại đội 9, Tiểu đoàn 6, (Trung đoàn 95B), khi tôi tìm gặp ông tại thành phố Kon Tum, nguyên Bí thư Đảng ủy Công ty Cao Su tỉnh Kon Tum kể lại...; và tôi chiến sĩ đại đội 9 trực tiếp trong trận đánh ác liệt giữa bộ binh ta với lực lượng thiết giáp của chiến đoàn 5 ngụy vào sáng ngày 17/4/1975. Lúc đó, khoảng 8 giờ sáng CBCS đại đội 9 được lệnh triển khai đội hình chiến đấu trong cánh rừng bên bờ ruộng (khoảng cách qua cánh đồng khoảng 200m đến 250m). Bằng mắt thường quan sát, chúng tôi thấy các tên chỉ huy đứng trên xe thiết giáp sử dụng ống nhòm quan sát, chỉ trỏ sang bên đội hình của đại đội 9.

Tôi xạ thủ súng B41 và Nguyễn Văn Tịnh (quê Hải Hưng) xạ thủ súng B40 cùng 2 chiến sĩ sử dụng súng AK được đại đội trưởng Lê Ngọc Viễn (quê Vĩnh Linh) cử lên phía trước triển khai đội hình tổ chiến đấu. Tôi đào công sự ở tư thế nằm bắn; đồng đội Tịnh đào công sự ở tư thế ngồi bắn, cách nhau khoảng 4m sau mỗi gốc cây. Tôi nói với Tịnh và các chiến sĩ súng AK đào công sự nhanh lên, quân địch tiến đánh bây giờ. Vừa ngắt lời, pháo kích từ trong căn cử Trảng Bom bay ào ào dập xuống đội hình của đại đội 9. Trận đánh bắt đầu. Cây cối đổ ầm ầm, bụi đất, khói súng đạn khét lẹt. Bên kia bìa rừng, xe tăng, thiết giáp địch xuất kích qua cánh đồng thằng tiến về hường đội hình chiến đấu của đại đội 9. Pháo Tắng, súng đại liên 12,8 ly gắn trên xe thiết giáp bắn như vãi đạn làm đổ cành cây ào ào, mũi các viên đạn cắm phập trước những gốc cây chúng tôi đào công sự. Có 2 thiết giáp thẳng tiến về hướng 2 chúng tôi. Tôi nói với Tịnh: để tôi ngắm bắn chiếc bên phải, còn Tịnh ngắm bắn chiếc đi bên trái. Chúng tôi bình tĩnh chờ xe đến thật gần, đúng tầm mới bóp cò. Quả đạn từ súng B41 của tôi vọt nòng cắm phập vào chiếc xe thiết giáp đang thẳng tiến, nó trúng đạn đứng khự lại, khói đen trong xe bốc ra ngùn ngút. Tôi và đồng đội Nam (quê Hải Hưng) sử dụng súng AK cùng reo lên “cháy rồi”. Cùng lúc đó, một tiếng nổ đanh hất đổ gốc cây nơi đồng đội Tịnh đang ngắm bắn. Không thấy Tịnh bắn, tôi nhìn sang thấy thân cây đè lên người, đất đá của pháo kích vùi lấp. Liền lúc đó, Y tá đaị đội Nguyễn Văn Sinh (quê Nghệ An) từ phía sau chạy lên với sự phối hợp của chiến sĩ AK cùng nhấc cao thân cây đổ đè lên người, cõng đồng đội Tịnh về tuyến sau cấp cứu. Trận đánh 2 bên xẩy ra theo thế giằng co ác liệt. Phía trước đội hình chiến đấu của đại đội 9 có nhiều thiết giáp bốc cháy với nhiều bộ binh địch cùng chung số phận nằm phơi áo trên đồng ruộng. Sau gần 3 giờ đồng hồ giao chiến, quân ta thương vong nhiều, vì “thịt đọ với sắt” nên đại đội trưởng Lê Ngọc Viễn phải ra lệnh lui quân về sau để củng cố lực lượng và xin chỉ thị, mệnh lệnh cấp trên.

Dòng sông Ba hay còn gọi Dak Krông La Pa chảy qua thị xã Cheo Reo (nay Ayun Pa)đã góp phần làm nên chiến thắng chặn đựng 12.000 tên địch tháo chạy về Tuy Hòa (Phú Yên) tháng 3-1975

Khoảng 15 giờ chiều cùng ngày đơn vị nhận lênh rút quân, chứng kiến thảm cảnh khi những đồng đội hy sinh, đơn vị chưa kịp đưa về tuyến sau phải nằm lại. Những đồng đội cùng chiến đấu không còn cách nào hơn, khi sau lưng chúng tôi thiết giáp, bộ binh địch đang đuổi theo. Tôi chạy theo triền đồi được hơn 100m thì gặp một bờ suối hẳm sâu, (khoảng 3 đến 4m), cây cối phía dưới rậm rạp. Đứng khựng, quay nhìn lại phía sau khi quân địch chỉ cách mình khoảng 50m đến 60m đạn bắn cày tứ tung sau gót chân. Không chậm trẻ, tôi lao mình cùng với súng đạn xuống lùm cây rậm rạp. Chạy theo còn có các đồng đội, trong đó có Nam. Bộ binh địch ập đến, đứng trên bờ miệng la ó ném lựu đạn, súng AR-15 bắn liên thanh xuống bờ suối, bụi cây. Tôi rơi xuống khuất sau lùm cây, tảng đá nên nhờ nó đã che chở được mạng sống. Biết mình bị thương bên sườn trái, máu chảy xuống loang màu đỏ mặt suối. Khẩu súng B41 rơi xuống suối nước cạn. Hai quả đạn B41 cùng tôi bị mặc kẹt trong bụi cây rậm gai, dây chằng chịt. Tôi nằm im không giám cử động, phó mặc cho số phận cuộc đời.

Khoảng 21 - 22 giờ đêm, tôi nghe tiếng lách cách, va chạm của súng đạn, hình như đồng đội trở lại chiếm lĩnh trận địa. Tiếng súng, nơi chiến trận tiếp tục nổ. Tiếng xe tăng, thiết giáp ken két của xích sắt, máy nổ ầm ầm. Lơi dụng chiến sự gần bên, tôi vớ con dao găm mang theo bên người cắt đựt từng sợi dây rừng quấn chặt. Thân tôi rơi xuống suối cạn, một chân bên trại bị tê cứng, toàn thân đau buốt. Tôi cố bò lê người sang bờ bên kia của suối cạn, và nằm im chờ thời cơ...

Phía Đông ánh hồng hửng sáng, đâu đó có tiếng gà gáy, tôi bừng tĩnh. Bất chợt có một ông cụ chạc tuổi 70, trên tay cầm con dao đi về phía tôi. Thoáng thấy điều nguy hiểm, tôi thò tay vào quả lựu đạn mỏ vịt mang theo thắt lưng bên người, nói: “ông đứng lại”!. Ông cụ liền vứt con dao trên tay, miệng nói, “để tui cứu giúp chú”. Đến bên, thấy tôi bị thương và ông chạy đi đâu đó một lúc. Khi đến cùng một cháu gái khoảng 15, 16 tuổi nhưng cháu không làm được gì giúp ông mà “chỉ quỳ gối, chắp tay trước ngực...”. Sau đó, cũng được ông và cháu dìu tôi vào trong một túp lều nhỏ. (ông nói: đây là trang trại, tui và cháu ra thu hải quả bị mặc kẹt).Ông lấy khăn thấm ướt lau mặt, và cho tôi ăn những trái ngọt thơm ngon của trang trại. Gần trưa (18/4), nhờ ông dìu tôi ra con suối để tìm lại khẩu súng B41. Tại đây, tôi nói lời cảm ơn, tạm biệt. Thấy tôi bước đi trong khó khăn. Ông giúp dìu tôi men theo bờ suối trên quảng đường khá xa tìm được đơn vị, nơi đó có bộ đội và du kích đang cấp cứu thương binh.

Khoảng 24 giờ ngày 19/4, bộ đội của sư đoàn 341 vào thay thế chúng tôi. Trên đường rút về tuyến sau, dưới ánh trăng khuya đêm muộn, thấp thoảng dưới bóng cây những đồng đội trên người đều bị băng bó vết thương... Khoảng 9 giờ sáng hôm sau (20/4), tôi được đồng đội Nam (chiến sỹ sử dụng AK trong trận đánh ngày 17/4) và đồng đội Hạnh, (chiến sĩ nuôi quân) đến lay gọi tôi dậy ăn cơm khi tôi đang ngon giấc dưới công sự cá nhân ngoài vườn cà phê của một nhà dân. Làm công tác vệ sinh cá nhân và ngon miệng trong bữa cơm sáng. Chiến trường Xuân Lộc không còn nghe tiếng súng. Cơm nước xong, tôi, Nam, Hạnh cùng tìm những gốc cây mắc võng. Nguyễn Văn Sinh, Y tá đại đội đến rữa vết thương, thay băng cho từng người. Đến lượt tôi, anh Sinh vừa thay bằng vừa “tiếu lâm gây cười”. Bổng nhiên, một ông cụ chạy đến “chú bị thương hôm qua” và tôi đã nhận ra ông, người đã cứu giúp mình sáng 18/4 bên bờ suối. Sau đó, cháu gái từ trong nhà chạy ra mặt vui cười chào “ông bộ đội”, không như hôm trước chắp tay trước ngực. Cháu đến bên tôi: “vết thương của ông răng rồi, có đau không ? ”. Đồng thời, cháu lướt mắt qua Nam, Hạnh và nói: “các ông miền Bắc ai cũng to khỏe - rứa rắng, quốc gia lại tuyên truyền là 5 người treo trên cành đu đủ không gãy vậy ông ? ”. Ông cụ nói, cháu chưa hiểu được, khi mô Bắc - Nam thống nhất, ông sẽ đưa cháu về thăm quê Nội - Hà Tây khi đó cháu sẽ biết tất cả...

                                                                                                   Bài và ảnh: Nhân Mùi