Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta bản Di chúc lịch sử, với những chỉ dẫn quý báu về nhiều vấn đề hệ trọng trước mắt và lâu dài cho Đảng, Nhà nước và nhân dân. Suốt gần 50 năm qua, toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta đã và đang không ngừng phấn đấu thực hiện những lời di huấn của Người.

Trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tư tưởng về xây dựng Đảng giữ một vị trí vô cùng quan trọng; Người coi đó là công việc hàng đầu của Đảng ta.  

Không phải ngẫu nhiên trong Di chúc Người đặt lên hàng đầu câu: "Trước hết nói về Đảng...”.

Người khẳng định: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đế thắng lợi khác. Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ Trung ương đến các chi bộ cần phải giữ sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình".

Người căn dặn và chỉ ra ý nghĩa có tính quyết định sự lớn mạng của Đảng chính là nhờ Đảng ta giữ giữ gìn được sự đoàn kết nhất trí. Người chỉ rõ: “Đoàn kết là một truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng và của dân ta. Các đồng chí từ T.Ư đến các chi bộ cần phải giữ sự đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình". Theo Người: "bất kỳ khó khăn gì, bất kỳ công việc to mấy ta đoàn kết đều làm được hết cả". Di chúc khẳng định: "Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên từ ngày thành lập đến nay, Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái đấu tranh tiến từ thắng lợi này đế thắng lợi khác".

Với vai trò là lực lượng lãnh đạo và cách lãnh đạo tốt nhất là làm gương, sự đoàn kết trong Đảng còn đóng vai trò "hạt nhân" của khối đoàn kết dân tộc và là điều kiện để thực hiện chiến lược đoàn kết quốc tế. Do vậy, đoàn kết trong Đảng là nguyên tắc bất biến, là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng Cộng sản Việt Nam.

Theo Người: "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau. Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân"; "Trong Đảng thực hành dân chủ rộng rãi, thường xuyên và nghiêm chỉnh tự phê bình và phê bình là cách tốt nhất để củng cố và phát triển sự đoàn kết và thống nhất của Đảng. Phải có tình đồng chí thương yêu lẫn nhau". "Mục đích phê bình cốt để giúp nhau sửa chữa, giúp nhau tiến bộ. Cốt để sửa đổi cách làm việc cho tốt hơn, đúng hơn. Cốt đoàn kết và thống nhất nội bộ". Tự phê bình là "Thật thà tự phê bình và thành khẩn phê bình là thứ vũ khí sắc bén nhất để sửa chữa khuyết điểm và phát triển ưu điểm. Vì vậy, chẳng những chúng ta phải thực hiện mở rộng phê bình và tự phê bình trong Đảng và trong cơ quan chính quyền, mà chúng ta còn phải hoan nghênh những lời phê bình thành thật của nhân dân".

Và  Người căn dặn: "Đảng ta là một Đảng cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phả thật sự thấm nhuần đạo đức cách mạng, thật sự cần kiệm liêm chính chính, chí công vô tư. Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đày tớ thật trung thành của nhân dân". Theo Người: "Đạo đức là gốc của Người cách mạng vì nó giúp cho người cách mạng có đủ uy tín để lãnh đạo quần chúng và có sức mạnh để hoàn thành nhiệm vụ cách mạng nặng nề, vì: "Sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa. Người cách mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng, mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang".

Trung thành với Di chúc của Người, Đảng ta luôn đặc biệt coi trọng công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, trên cơ sở tiến hành  “phê bình và tự phê bình”.

Điển hình như vào giữa những năm tám mươi của thế kỷ trước, trước tình hình suy thoái về phẩm chất, đạo đức của một bộ phận cán bộ, đảng viên do bị tác động của mặt trái cơ chế thị trường Đảng ta đã ban hành Nghị quyết T.Ư 4, Khóa XII về “Tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ”, nhằm khắc phục những hạn chế, khuyết điểm trên, xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức.

Đảng ta thẳng thắn chỉ ra: “Hơn 30 năm thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, có rất nhiều tấm gương đảng viên trong sáng, suốt đời vì nhân dân phục vụ, xứng đáng là “công bộc” của dân. Nhưng còn “Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có cả những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống… phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, cơ hội, thực dụng; chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc…”.  

Đại hội XII của Đảng (1-2016) khẳng định: “Nhìn tổng thể, qua 30 năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên con đường xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc XHCN”.

Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh được Đảng và nhân ta thực hiện giành được nhiều thắng lợi. Đảng và nhân dân Việt Nam đã, đang và kiên quyết khắc phục bằng được những hạn chế, yếu kém để thực điều mong muốn cuối cùng của Người là: "xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh, và góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế giới".

PGS, TS. Vũ Quang Vinh - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh