Thực trạng ô nhiễm bom mìn sau chiến tranh ở Việt Nam rất nặng về, tai nạn bom mìn vẫn liên tục xảy ra. Cả nước có 9.284/ 10.511 xã bị ô nhiễm bom mìn với 6,6 triệu ha (trên đất liền), chiếm 21,12% fiệm tích tự nhiên. Riêng Mỹ đã sử dụng trong chiến tranh Việt Nam 15,35 triệu tấn bom đạn, số bom mìn còn sót ước tính là 800 ngàn tấn. Từ năm 1964 (ở miền Bắc) và năm 1975 (ở miền Nam) đến năm 2000 đã có 42.135 người chết và 62.163 người bị thương do bom mìn Từ tháng 5-1975 đến năm 1998, chúng ta đã thu gom, phá huỷ gần 19 tấn bom mìn, vật liệu nổ các loại. Mỗi năm Nhà nước chi hàng trăm tỷ đồng cho việc rà phá bom mìn. Từ thực tế đó, ngày 22-12-2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 2338/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo Nhà nước về Chương trình hành động quốc gia khắc phục hậu quả bom mìn sau chiến tranh. Trưởng ban là Thủ tướng Chính phủ, các Phó ban gồm đại diện của Bộ Quốc phòng, Bộ LĐTB và XH, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Ngoại giao, Bộ Tổng Tham mưu, Tổng cục Chính trị và Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam. Phát biểu tại Tọa đàm, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng nhấn mạnh: Đảng và Chính phủ rất quan tâm đến khắc phục hậu quả bom mìn, bao gồm: rà phá bom mìn, vật liệu nổ, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng và tuyên truyền vận động phòng tránh bom mìn trong nhân dân. Các Bộ, ngành, địa phương tích cực triển khai tích cực. Đặc biệt việc rà phá bom mìn do Bộ Quốc phòng thực hiện, hỗ trợ nạn nhân tái hòa nhập cộng đồng và tuyên truyền phòng tránh do Bộ LĐTB và XH triển khai đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Nếu dự kiến dọn sạch bom mìn trong vòng 50 năm kể từ năm 2010 thì mỗi năm cầnmột lượng kinh phí khoảng 200 triệu đô la. Nguồn vốn bảo đảm cho chương trình là ngân sách Nhà nước, hỗ trợ của chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các tổ chức và cá nhân trong nước.

Buổi Tọa đàm đã có nhiều tham luận của các Bộ, ngành, các tổ chức và các hãng sản xuất trang bị kỹ thuật ra phá bom mìn quốc tế tham gia.

Tô Kiều Thẩm