Phó chủ tịch Khuất Việt Dũng phát biểu tại Hội nghị.

Ngày 25-11-2022, T.Ư Hội CCB Việt Nam tổ chức Hội nghị phản biện xã hội đối với Dự thảo Luật Phòng thủ dân sự. Trung tướng Khuất Việt Dũng - Đại biểu Quốc hội, Uỷ viên Đảng đoàn, Phó chủ tịch Hội CCB Việt Nam chủ trì Hội nghị. Tới dự có các đồng chí: Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ - Phó Cục trưởng Cục Cứu hộ, cứu nạn (Bộ Tổng Tham mưu), Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; đại diện các cơ quan của Bộ Quốc phòng, các đơn vị trực thuộc cơ quan T.Ư Hội và Hội CCB một số quận, phường trên địa bàn Hà Nội.

Tại Hội nghị, các đại biểu đều cho rằng, việc xây dựng và ban hành Luật Phòng thủ dân sự là cần thiết để chủ động phòng, chống, ứng phó có hiệu quả các sự cố, thảm họa thiên tai, góp phần bảo đảm an ninh, an toàn đất nước.

Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ phát biểu tại Hội nghị. 
Đại tá Phạm Đức Hoài - Phó vụ trưởng Vụ Pháp chế, Bộ Quốc phòng phát biểu tại Hội nghị. 
TS. Nguyễn Quỳnh Liên - Trưởng ban Dân chủ - Pháp luật của Ủy ban T.Ư MTTQ Việt Nam.
TS. Nguyễn Văn Trượng - nguyên Trưởng ban Pháp luật, Hội CCB Việt Nam phát biểu tại Hội nghị.
Đồng chí Nguyễn Xuân Hà - Phó chủ tịch Hội CCB T.P Hà Nội.
Đồng chí Hoàng Văn Tiến - Phó chủ tịch Hội CCB quận Đống Đa, T.P Hà Nội phát biểu tại Hội nghị.
CCB Ngô Văn Thành - Bí thư Chi bộ 8 phường Điện Biên, quận Ba Đình, T.P Hà Nội.

Các đại biểu tập trung đóng góp ý kiến phạm vi, đối tượng điều chỉnh; nội hàm khái niệm “phòng thủ dân sự”, “thảm họa”, “sự cố”; hệ thống công trình phòng thủ dân sự, các quy định về quy chuẩn, tiêu chuẩn công trình xây dựng đáp ứng yêu cầu phòng thủ dân sự; làm rõ quy định về cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng thủ dân sự, cơ chế huy động, phối hợp trong phòng thủ dân sự và về tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự; nguồn lực, chế độ, chính sách đối với phòng thủ dân sự…

Phát biểu kết luận tại Hội nghị, Phó chủ tịch Khuất Việt Dũng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các đại biểu trong tham gia góp ý xây dựng Dự án Luật Phòng thủ dân sự. Các ý kiến tham luận đã tập trung nêu những quan điểm, lập luận khoa học, cụ thể về khái niệm phòng thủ dân sự, xác định phạm vi điều chỉnh của dự án luật; khái niệm thảm họa, sự cố; phân tích, làm rõ hơn về sự cần thiết ban hành luật, đề xuất hoàn thiện quy định về cấp độ, mức độ phòng thủ dân sự, hoạt động phòng thủ dân sự trong tình trạng khẩn cấp...

HỒNG LAM