Cách hỗ trợ loại bỏ cặn, sỏi thận ra khỏi cơ thể.

Cặn thận là những chất cặn, sạn nhỏ, chất thải có trong thận. Khi cặn ứ đọng trong thận quá nhiều sẽ hình thành sỏi thận.

Những dấu hiệu khi có cặn trong thận giúp bạn có thể phát hiện sớm như: Nước tiểu có mùi, nước tiểu có màu đục, đau bụng, đổ mồ hôi.

Cặn thận thường có những biến chứng nguy hiểm như: Ứ tắc đường tiểu khiến thận phải tăng hoạt động co bóp để đẩy cặn sỏi và nước tiểu ra ngoài. Ứ đọng nước tiểu trong thận, triệu chứng này có thể dẫn đến nhiễm trùng thận, đường tiết niệu. Có thể bị suy thận cấp tính và suy thận mạn tính. Gây vỡ thận, nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng người bệnh rất cao. Nếu số lượng cặn thận quá nhiều và tích tụ trong một thời gian dài sẽ hình thành sỏi thận. Lúc này, những viên sỏi thận làm tắc thận và đường tiết niệu dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe.

Để cặn thận không còn là nỗi ám ảnh đến sức khỏe người bệnh, đồng thời người bệnh không phải gồng mình để chịu những cơn đau thắt ở vùng lưng. Bạn nên lưu ý những điều sau đây:

- Uống đủ lượng nước mỗi ngày để thải lọc những chất cặn bã có trong thận ngăn chặn tình trạng kết tụ thành sỏi. Bình quân mỗi ngày cần uống đủ 2 lít nước.

- Tăng cường luyện tập thể dục thể thao, tránh thừa cân béo phì. Theo những nghiên cứu đánh giá mới đây cho thấy những người bị thừa cân béo phì có khả năng dễ mắc cặn thận cao hơn những người có cân nặng tiêu chuẩn.

- Thường xuyên bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để điều trị và phòng ngừa cặn thận. Những thực phẩm chứa nhiều chất xơ như: Lúa mạch, gạo lứt, yến mạch… và các loại trái cây, củ quả khác.

- Tích cực sử dụng những loại thực phẩm chứa protein lành tính.

Ngoài việc chú ý đến những thực phẩm nên bổ sung thường xuyên. Bạn cũng cần phải chú ý đến một số thực phẩm cần kiêng không được ăn bao gồm:

- Tránh ăn mặn để giúp thận làm việc không bị quá tải.

- Hạn chế sử dụng những chất kích thích như rượu, bia, thuốc lá hay sô-cô-la… Những chất này có thể gây ra tình trạng lắng sỏi dễ dàng nếu thận của bạn đã từng có bệnh lý sỏi thận.

- Hạn chế ăn các loại thực phẩm chứa nhiều oxalat như: gà, gan, đậu, ca cao, cà phê, rau cần tây, rau bi na, bắp cải, cải củ làm tăng khả năng hình thành sỏi.

- Giảm lượng vitamin C khi cặn thận xuất hiện nhằm ngăn ngừa hình thành oxalat trong cơ thể, tạo sỏi thận.

- Không nên ăn mỡ khi bị sỏi thận bởi sẽ gia tăng lượng cholesterol trong máu, tăng mỡ máu, giảm thiểu chức năng trao đổi chất trong cơ thể.

Thành An