**Triệu chứng
**
Bệnh lây truyền qua đường hô hấp và đường ăn uống, qua những giọt nước bọt khi bệnh nhân nói, ho, hắt hơi.
-
Thời gian ủ bệnh kéo dài 18-25 ngày và không có triệu chứng gì.
-
Bước sang thời kỳ khởi phát với các triệu chứng sốt 38-38,5 độ C, nhức đầu, nôn.
-
Thời kỳ toàn phát: Sau sốt 24-48 giờ xuất hiện viêm tuyến mang tai. Lúc đầu sưng một bên, sau 1-2 ngày sưng tiếp bên kia, chỗ sưng căng, bóng, không đỏ, ấn không lõm, sờ nóng, ấn đau. Nước bọt ít, quánh; đau hàm khi há miệng, nhai hoặc nuốt, đau lan ra tai; họng viêm đỏ.
-
Thời kỳ lui bệnh: Bệnh tự khỏi trong vòng 10 ngày. Thường hết sốt sau 3-4 ngày, tuyến nước bọt hết sưng trong vòng 8-10 ngày.
Bệnh quai bị nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời có thể có các biến chứng như: Viêm tinh hoàn và mào tinh hoàn ở nam giới; viêm buồng trứng ở nữ giới; các tổn thương thần kinh như viêm não; ở phụ nữ có thai trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể gây sẩy thai hoặc sinh con dị dạng, trong 3 tháng cuối có thể sinh non hoặc thai chết lưu...
**Chăm sóc người bệnh quai bị
**
-
Cần cách ly người bệnh khoảng 2 tuần từ khi phát hiện bệnh.
-
Nghỉ ngơi, vận động nhẹ nhàng, đặc biệt khi có biểu hiện viêm tinh hoàn, cần hạn chế tối đa vận động, chạy nhảy để không làm bệnh nặng thêm.
-
Vệ sinh răng miệng, súc miệng bằng nước muối sinh lý hay nước súc miệng để chống khô miệng và không để vi khuẩn có môi trường thuận lợi phát triển.
-
Làm giảm sưng vùng tuyến nước bọt bằng cách chườm nước đá.
-
Uống nhiều nước để tránh mất nước do sốt.
-
Ăn đồ mềm, dễ nhai nuốt như cháo, súp...
-
Tránh các loại thực phẩm và đồ uống có tính axit có thể khiến tình trạng viêm tuyến nước bọt trở nên tồi tệ, người bệnh đau đớn hơn.
-
Đeo khẩu trang khi tiếp xúc với người xung quanh để phòng lây bệnh cho người khác.
-
Kiêng nước lạnh, kiêng gió.
Bệnh quai bị gây nên nhiều biến chứng nguy hiểm nhưng nếu được quan tâm lưu ý đúng mức, bệnh sẽ khỏi sớm và không để lại biến chứng gì. Để hạn chế mắc bệnh, tiêm vắc-xin phòng bệnh là biện pháp có hiệu quả nhất hiện nay.
Thành An