Những “rừng bê tông” mà chúng ta dễ nhìn thấy ở Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.

Trả lời chất vấn của đại biểu Quốc hội trong kỳ họp Quốc hội khoá 7 về vấn đề điều chỉnh quy hoạch tràn lan ở các đô thị lớn, Bộ trưởng Bộ Xây Dựng, Phạm Hồng Hà cho rằng việc điều chỉnh quy hoạch chi tiết “có thể do sức ép hoặc do theo lợi ích của doanh nghiệp hay không thì chúng tôi hiện nay chưa có thông tin đầy đủ về vấn đề này nhưng cũng không loại trừ vấn đề này”.

Với phần trả lời nay đông đảo các Đại biểu và cử tri đều cho rằng việc “chưa có thông tin đầy đủ” là không thoả đáng.

Trong các năm qua, tình trạng điều chỉnh quy hoạch chi tiết diễn ra một cách tràn lan. Theo báo cáo từ chính Bộ Xây dựng chỉ 10/63 tỉnh thành, hiện có khoảng 1.390 dự án đầu tư xây dựng, trong đó khoảng 1.132 dự án điều chỉnh quy hoạch 1 lần; 163 dự án điều chỉnh quy hoạch 2 lần; 64 dự án điều chỉnh 3 lần; 22 dự án điều chỉnh 4 lần và 9 dự án điều chỉnh trên 5 lần.

Sự thông kê con số trên đã nói lên rằng Bộ Xây dựng có đầy đủ số liệu, thì việc chỉ đích danh các chủ đầu tư của các khu đất vàng, đất kim cương ở các đô thị được điều chỉnh quy hoạch với mức độ tăng diện tích và chiều cao các công trình xây dựng là điều không hề khó.

Với các thành phố lớn thì những quy hoạch tổng thể, chi tiết, ngắn hạn, dài hạn… đều được các chuyên gia, các nhà quản lý đô thị công bố và đưa ra công khai. Nhưng với những con số quy hoạch bị điều chỉnh như trên thì rõ ràng sự phả vỡ quy hoạch là một điều “hiển nhiên” của các nhà quản lý và quy hoạch. Lực lượng giám sát quy hoạch, thanh tra xây dựng các cấp không thể nói là không biết được.

Trở lại mục đích về tình trạng điều chỉnh quy hoạch với mật độ lớn như vây. Có một điều mà mọi người đều có thể nhận thấy một cách trớ trêu là sự điều chỉnh quy hoạch chỉ theo hướng tăng về mật độ và chiều cao xây dựng, chứ chưa có một dự án nào giảm cả.

Bộ trưởng Bộ Xây dựng nói: “Có thể do sức ép hoặc do theo lợi ích của doanh nghiệp hay không thì chúng tôi hiện nay chưa có thông tin đầy đủ về vấn đề này nhưng cũng không loại trừ vấn đề này”. Với phần trả lời về nguyên nhân của Bộ trưởng, không những không thuyết phục được, mà còn làm cho đại biểu và cử tri cả nước băn khoăn hơn về sự “né tránh” việc khó đó của Bộ Xây dựng.

Với điều chỉnh theo hướng tăng mật độ xây dựng và chiều cao công trình thì đương nhiên không thể vì lợi ích của đông đảo nhân dân được. Giá thành nhà không phải vì thế mà giảm được. Trong lúc hạ tầng cơ sở sẽ phải chịu áp lực lớn, môi trường sống cũng giảm sút.

Mệnh đề ban đầu của vị Bộ trường cho là “có thể do sức ép” điều này nghe có vẻ không hợp lý. Sức ép nào mà khiển các nhà quy hoạch, quản lý buông xuôi quy hoạch vậy? Có lẽ cũng cần điều tra và nói cho rõ với Quốc hội và người dân.

Ở mệnh đề hai. Bộ trưởng Hà cũng có để cập khá sát là “do lợi ích của doanh nghiệp”. Điều này là quá hiển nhiên. Chẳng cần điều tra, khảo sát với những phép tính phức tạp để có thể đưa ra được các con số lợi thu được của doanh nghiệp từ việc tăng diện tích, sô tầng xây dựng so với quy hoạch và giấy phép. Chúng ta chỉ cần một phép tính của cấp 1 với đơn thuần là cộng các diện tích xây thêm được do phá vỡ quy hoạch và nhân với số tiền bán nhà thu được thì sẽ ra được con số lãi thu thêm bằng tiền của các doanh nghiệp một cách chính xác và cụ thể ngay.

Tiếc rằng với một vấn đề rõ ràng và hết sức bức xúc của Đại biểu và đông đảo cử tri vị “Tư lênh” của ngành Xây dựng cũng không dám khẳng định vì “chưa có thông tin đầy đủ về vấn đề này nhưng cũng không loại trừ vấn đề này”.

Như vậy ở đây thì ai có lợi? Có lẽ cũng chẳng cần phải các nhà quy hoạch, quản lý quá đau đầu để đi tìm nguyên nhân. Bản thân các nạn nhân của việc điều chỉnh quy hoạch là đông đảo người dân đã phản ứng vạch ra. Hãy nhìn đâu xa lạ ngay tại giữa Thủ đô, từ khu đô thị Linh Đàm, Hà Nội với một rừng cao ốc mọc lên sat sát với toà nào cũng tăng chiều cao so với quy hoạch và giấy phép ban đầu, tới khu đô thị Ngoài giao đoàn, khu đô thị Ciputra người ta sẵn sàng xây thêm nhiều toà nhà cao ốc vào diện tích cây xanh, công cộng và dịch vụ. Người dân nơi đây khổ sở về cơ sở hạ tầng quá tải, môi trường sống bị xuống cấp, lợi ích của công đồng dân cư bị xâm hại.

Cuối phiên chất vấn các Đại biểu và cử tri cũng tạm yên lòng với lời hứa kiểm soát chặt chẽ hơn việc điều chỉnh quy hoạch. Bộ trưởng  Bộ Xây dựng khẳng định trong năm nay và sang năm, Bộ Xây dựng sẽ trực tiếp cho thanh tra Bộ, thanh tra một số quy hoạch chi tiết, đặc biệt là với các dự án tại trung tâm các thành phố lớn để xử lý dứt điểm vấn đề này.

Phạm Hoài Phi