*Các loại hóa chất cần để xa tầm tay trẻ em.
*
Khi xử trí cần bình tĩnh, tránh hoảng loạn để hành động chính xác. Sai lầm trong sơ cứu có thể khiến tình trạng người bệnh trầm trọng hơn, để lại di chứng, thậm chí gây nguy hiểm đến tính mạng. Chú ý giữ lại vỏ thuốc, hộp chứa các dung dịch uống phải và mang theo khi đi cấp cứu để các bác sĩ có hướng xử lý phù hợp.
Với mỗi loại hóa chất uống nhầm cần xử lý khác nhau:
**Uống nhầm thuốc:
**Nếu nạn nhân còn tỉnh thì nhanh chóng gây nôn, đồng thời cho uống nhiều nước ấm rồi gây nôn để loại bỏ chất độc khỏi cơ thể. Trong trường hợp nạn nhân hôn mê, co giật thì không gây nôn mà gọi cấp cứu đưa nạn nhân đến ngay bệnh viện..
**Uống nhầm xăng, axit, chất tẩy rửa:
**
Ngược lại với uống nhầm thuốc, uống nhầm xăng, axit, chất tẩy rửa, tuyệt đối không được gây nôn và khẩn trương đưa đến bệnh viện càng sớm càng tốt. Trước khi đưa tới bệnh viện, có thể cho nạn nhân uống vài ngụm nước nhỏ để tránh bỏng rát cổ họng; uống từ từ, tránh bị sặc nước nếu không tình trạng càng nguy kịch hơn.
**Uống nhầm thuốc diệt cỏ:
**
Đối với trường hợp này lại phải gây nôn càng sớm càng tốt. Cho nạn nhân uống nước và kích thích họng gây nôn. Khi nôn nên đặt đầu nạn nhân thấp để tránh bị sặc vào phổi, đồng thời nằm nghiêng để tránh chất độc chảy vào khí quản gây tắc thở. Sau đó cho nạn nhân uống than hoạt tính hoặc uống đất sét hấp thụ paraquat để giảm bớt độc tố và đưa trẻ đến ngay trung tâm chống độc của các bệnh viện.
Thành An