Ngày 25-4-2019 đồng chí Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng ban Dân vận Trung ương, Trưởng ban chỉ đạo làm trưởng đoàn Đoàn Kiểm tra của Ban Chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị tại Đảng đoàn Hội CCB Việt Nam do đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Được, Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Hội CCB Việt Nam làm trưởng đoàn.

Trung tướng Nguyễn Song Phi, Phó chủ tịch Hội CCB Việt Nam Báo cáo Tổng kết đã nêu bật kết quả triển khai thực hiện  Kết luận 62-KL/TW của Bộ Chính trị (Khóa X) về “ Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức hoạt độngcủa Mặt trận Tổ quốc và các Đoàn thể chính tị - xã hội” (dưới đây gọi tắt là Kết luận 62) Được sự lãnh đạo, chỉ đạo chặt chẽ của Ban chấp hành Trung ương Đảng, Bộ Chính trị, trực tiếp là Ban Bí thư và các cấp ủy Đảng; sự quản lý, phối hợp, giúp đỡ có hiệu quả của Chính phủ, Ủy ban nhân dân, các ban, bộ, ngành, đoàn thể từ Trung ương đến địa phương; trực tiếp là Ban Dân vận Trung ương và MTTQ Việt Nam,  trong 10 năm thực hiện Kết luận 62, Hội Cựu chiến binh Việt Nam đã có bước phát triển vững chắc; tổ chức Hội được củng cố, phát triển cả về số lượng và chất lượng; hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ, hiệu quả; tuyệt đại đa số Cựu chiến binh giữ vững và phát huy bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ.

Trung ương Hội đã ký kết nhiều chương tình phối hợp, nhằm nâng cao chất lượng hoạt động với các đoàn thể chính trị-xã hội, như: Chương tình phối hợp với Đoàn thanh niên về tăng cường bồi dưỡng lý luận cách mạng, đồng hành với thanh niên lập thân, lập nghiệp, xung kích xây dựng bảo vệ Tổ quốc giai đoàn 2012-2017;  Nghị quyết Liên tịch về phối hợp hoạt động giữa Quân đội Nhân dân Việt Nam và CCB binh giai đoạn 2012-2017; Chương trình phối hợp 04 giữa Bộ Công an và Hội Cựu chiến binh về thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh Tổ quốc…

Hàng năm, Thường trực Trung ương Hội tổ chức nhiều đoàn cán bộ xuống cơ sở tiến hành kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tổ chức thực hiện Kết luận 62 và công tác dân vận, nhất là “Phong trào dân vận khéo”; định kỳ làm việc, nghe báo cáo tình hình thực hiện Kết luận 62, đồng thời chỉ đạo các cấp Hội tiến hành sơ, tổng kết việc đổi mới nội dung và phương thức phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội, đến nay 63/63 tỉnh thành Hội đã tiến hành xong việc tổng kết Kết luận 62. Các phong trào thi đua yêu nước trong Hội Cựu chiến binh hoạt động chất lượng, hiệu quả, hướng đến việc chăm lo đời sống, bảo vệ lợi ích hợp pháp, chính đáng của hội viên

               Sau 10 năm thực hiện Kết luận số 62, nhận thức và trách nhiệm của các cấp Hội về việc phối hợp với các đoàn thể chính trị - xã hội có bước chuyển biến mạnh mẽ. Nội dung, phương thức hoạt động của Hội từ tỉnh, thành đến cơ sở đã có nhiều đổi mới và đạt được kết quả quan trọng. Công tác vận động, tập hợp, đoàn kết hội viên được tăng cường, nhất là trong việc phát huy tốt quyền làm chủ của hội viên.

               Các phong trào, các cuộc vận động của Nhà nước và MTTQ phát động được triển khai với nhiều cách làm hiệu quả, gắn với việc thực hiện phong trào thi đua “Cựu chiến binh gương mẫu” và Chỉ thị số 03, Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh thiết thực, chất lượng và hiệu quả.

               Việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của Cựu chiến binh được xác định là một nhiệm vụ quan trọng của Hội. Trong 10 năm từ (2009-2018) toàn Hội đã trợ giúp tư vấn pháp lý được 13.066 vụ việc cho 13.784 cựu chiến binh có nhu cầu, giúp Cựu chiến binh nâng cao nhận thức về pháp luật và ý thực tôn trọng, tự giác chấp hành pháp luật, góp phần thực hiện tốt chính sách ưu đãi của Nhà nước đối bới CCB.

Thông qua MTTQ các cấp, Hội CCB đã thực hiện tốt nhiệm phối hợp với các tổ chức chính xã hội, tích cực tham  gia xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước, chế độ XHCN, bảo vệ Nhân dân và góp phần giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở; hoạt động tình nghĩa, giúp nhau xoá đói, giảm nghèo, nâng cao đời sống; tham gia phát triển kinh tế- xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh; đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, tội phạm và các tệ nạn xã hội; giáo dục truyền thống cách mạng cho thế hệ trẻ; thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ đại diện cho ý chí, nguyện vọng và bảo vệ quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Cựu chiến binh; vận động, tập hợp, phát huy vai trò tích cực của Cựu quân nhân ở cơ sở đạt kết quả tốt; nội dung, phương thức hoạt động phối hợp của các cấp Hội ngày càng được đổi mới; tiếp tục khẳng định là một tổ chức chính trị- xã hội uy tín; thành viên tích cực của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; chỗ dựa tin cậy của Đảng, Nhà nước và Nhân dân.

Cụ thể là, các cấp Hội đã chủ động, nhạy bén phối hợp với các đoàn thể chính trị- xã hội gắn phong trào “Cả nước chung tay xây dựng nông thôn mới” với phong trào thi đua “Cựu chiến binh đoàn kết giúp nhau, xóa đói giảm nghèo, làm giầu hợp pháp” hướng đến việc chăm lo đời sống, bảo vệ quyền lợi hợp pháp chính đáng của hội viên. Đến nay phong trào này đã và đang phát triển rộng khắp trên mọi vùng miền của đất nước, phát huy được phẩm chât cao đẹp của “Bộ đội Cụ Hồ”, khơi dậy tình cảm đồng chí, đồng đội, tấm lòng tương thân, tương ái, ý chí tự lực, tự cường và tính năng động, sáng tạo của các cấp Hội và hội viên.

               Công tác xóa đói giảm nghèo được các cấp Hội phối hợp với các đoàn thể chính trị-xã hội triển khai quyết liệt và mang lại hiệu quả tích cực. Giai đoạn 2009 đến 2014 các cấp Hội đã sử dụng hiệu quả 12.272 tỉ đồng từ các nguồn vốn ưu đãi của Nhà nước và Quỹ Hội do CCB tự nguyện đóng góp, xóa được 137.666 nhà dột nát, giải quyết việc làm cho 785.580 việc làm cho Cựu chiến binh và con em Cựu chiến binh.

               Đến nay, Phong trào CCB giúp nhau làm kinh tế hoạt động rất hiệu quả, phát triển cả về số lượng, quy mô và hiệu quả. Tuy có không ít khó khăn, thử thách nhưng các doanh nghiệp, hợp tác xã do Cựu chiến binh làm chủ vẫn đứng vững và tiếp tục phát triển, góp phần giải quyết việc làm cho hơn 604.000 Cựu chiến binh và con em Cựu chiến binh, gia đình chính sách. Trong nhiệm kỳ 2012-2017 đã có 155.840 hội viên CCB đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi các cấp (trong đó có 1.727 hội viên đạt danh hiệu sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương Hội). Tại Hội nghị toàn quốc tổng kết 5 năm phong trào “Cựu Chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi” lần thứ IV giai đoạn 2011- 2016 đã có nhiều tập thể, cá nhân điển hình được biểu dương, khen thưởng.

Hưởng ứng cuộc vận động "Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh", “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”… Hội Cựu chiến binh các tỉnh, thành, huyện, thị đã phối hợp với các hợp tác xã, doanh nghiệp do Cựu chiến binh làm chủ tổ chức nhiều cuộc triển lãm, hội chợ để quảng bá, trưng bày, giới thiệu sản phẩm, đưa hàng hoá đến vùng nông thôn, miền núi, phục vụ người dân. Ngoài ra các cấp Hội tích cực tham gia phong trào bảo vệ môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm, góp phần thực hiện có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia, xây dựng nông thôn mới. Hội đã phối hợp với các ban, ngành, đoàn thể tổ chức 11.145 lớp tập huấn về công tác giảm nghèo, khuyến nông, khuyến ngư, khuyến công, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, bồi dưỡng kinh nghiệm, kiến thức làm kinh tế, nghiệp vụ vay vốn, quản lý và sử dụng vốn cho Cựu chiến binh.

Thông qua công tác vận động của MTTQ và các đoàn thể chính trị, Cựu chiến binh cả nước đã hiến 11,06 triệu m2 đất, đóng góp hơn 719 tỷ đồng và 3,35 triệu ngày công để làm mới, sửa chữa, nâng cấp 18.035 km đường giao thông nông thôn; tham gia sửa chữa, xây dựng 25.770 km kênh mương nội đồng, 3.360 cầu, cống và trồng hàng triệu cây xanh các loại; khoanh nuôi, bảo vệ hàng vạn ha rừng.

Toàn Hội đã quyên góp, ủng hộ 281 tỷ 290 triệu đồng cho các loại quỹ hoạt động tình nghĩa (Quỹ phòng, chống thiên tai bão lụt, quỹ vì người nghèo, chất độc da cam-dioxin, khuyến học…); phối hợp Hiệp hội Doanh nhân Hội Cựu chiến binh Việt Nam tuyên truyền, vận động, sử dụng các quỹ từ thiện- xã hội có hiệu quả.

Việc phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể chính trị do MTTQ chủ trì trong việc thực hiện các thông tư, quyết định như một làn gió mới, thổi vào đời sống của hội viên CCB, làm tăng thêm sức sống mới của phong trào thi đua, hàng chục vạn CCB được hưởng các chính sách, ưu đãi của Nhà nước, được tư vấn trợ giúp pháp lý, bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình, góp phần tạo điều kiện giúp CCB phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống, làm tăng thêm niềm tin của CCB đối với Đảng, Nhà nước và sự gắn bó mật thiết đối với các đoàn thể chính trị xã hội

Các cấp Hội đã đa dạng hóa phong trào hướng mạnh về cơ sở, nhằm vận động và tập hợp nhân dân. Thông qua Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc các địa phương, Hội Cựu chiến binh cùng cấp đã xây dựng quy chế phối hợp với các tổ chức thành viên, khắc phục tình trạng chồng chéo, hình thức trong việc tổ chức hoạt động các phong trào, điểm chung là, các phong trào, các cuộc vận động đều hướng về cơ sở. Chương trình phối hợp thống nhất hành động giữa Hội Cựu chiến binh và các đoàn thể chính trị xã hội bám sát các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của từng địa phương, sát với cộng đồng dân cư.

               Cụ thể là, từ Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, cuộc vận động "Ngày vì người nghèo", tháng cao điểm "Vì người nghèo" và chương trình "Nối vòng tay lớn" do Mặt trận Tổ quốc phát động, Hội Cựu chiến binh cụ thể hóa thành nhiều phong trào thi đua thiết thực, có phong trào chỉ tập trung vào một nhiệm vụ ở ở một số lĩnh vực ở cơ sở, như: “Vườn cây tình nghĩa”, “Trái dừa đồng đội”,  “Căn nhà tình nghĩa”, “Mái ấm tình thương” để giúp nhau xóa đói giảm nghèo; phong trào “Đoạn đường tự quản”, “Đường phố tự quản”, “Tiếng kiểng an ninh” góp phần bảo đảm an toàn giao thông và trật tự an ninh ở cơ sở, đến những phong trào có tầm rộng lớn, ý nghĩa sâu sắc hơn như phong trào: “Cựu chiến binh hiến kế, hiến công xây dựng nông thôn mới”, phong trào “ba không” (không nghe, không tin, không theo kẽ xấu kích động gây rối” của Hội Cựu chiến binh các tỉnh Tây Nguyên; Phong trào “ba xóa” (xóa đói nghèo, xóa dột nát, xóa tệ nạn xã hôi) được phát động sôi nổi trong toàn hội, làm cho nội dung, phương thức hoạt động của Hội và các Đoàn thể chính trị - xã hội chất lượng, hiệu quả hơn.

               Trước tình hình một số địa bàn xảy ra những vấn đề bức xúc, phức tạp nảy sinh từ cơ sở, nhiều tổ chức Hội, hội viên với bản lĩnh chính trị vững vàng, có uy tín, đã thể hiện rõ vai trò, trách nhiệm của mình; có thái độ đúng đắn, gương mẫu thực hiện và vận động nhân dân ủng hộ việc làm đúng

               Thông qua Măt trận Tổ quốc Việt Nam, các cấp Hội khu vực Bắc miền Trung đã phối hợp với các tổ chức chính trị xã hội có nhiều biện pháp hoạt động hiệu quả, kiên quyết đấu tranh phản bác những quan điểm sai trái và âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhằm lợi dụng sự cố môi trường biển ở miền Trung để chống phá cách mạng. Điển hình như  Hội CCB Nghệ An đã phối hợp với MTTQ và các tổ chức thành viên tỉnh cử cán bộ xuống địa bàn, nắm chắc diễn biến tư tưởng ở 189 cơ sở  Hội,  593 chi Hội có hội viên là giáo dân (thuộc 15 huyện, thành, thị), trong đó có 181chi Hội là Công giáo toàn tòng chấp hành chủ trương của Chính phủ về giải quyết sự cố môi trường biển do Công ty Fomorsa gây ra.  Hội CCB Hà Tĩnh cùng các tổ chức Phụ nữ, Công đoàn, Đoàn Thanh niên cử báo cáo viên xuống địa bàn tổ chức 55 buổi tuyên truyền cho khoảng 13.000 ngư dân 55 xã ven biển Tài liệu của Ban Tuyên giáo Trung ương tuyên truyền về giải quyết sự cố môi trường gây hải sản chết bất thường ở 5 tỉnh miền Trung; tiến hành gặp gỡ một số chức sắc, đối tượng cực đoan trong Công giáo (nhất là địa bàn trọng điểm: thị xã Kỳ Anh, huyện Kỳ Anh) câu kết với các phần thử xấu kích động, lôi kéo nhân dân cản trở, chống đối, làm ảnh hưởng đến kế hoạch bồi thường, hỗ trợ người dân của Chính phủ và chính quyền các cấp, lên án đấu tranh với các hành vi kích động, tụ tập đông người, biểu tình, gây rối, làm mất trật tự công cộng, bảo đảm kịp thời, phù hợp, thiết thực, hiệu quả, nên không có hội viên CCB là giáo dân tham gia vào các vụ khiếu kiện. Hội Cựu chiên binh Nghệ An có phòng trào: “sử dụng tốt mối quan hệ lương - giáo, họ hàng, láng giềng, giao dịch mua bán, cùng ngành nghề”… vận động nhân dân chấp hành tốt chủ trương chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, không nghe và làm theo ý đồ xấu của các thế lực thù địch, phản động, cơ hội…

Nhất là Công tác hòa giải ở cơ sở được các cấp Hội quan tâm. Hội CCB đã phối hợp với cơ quan tư pháp, MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội phổ biến tuyên truyền nội dung Luật hòa giải. Các  cấp Hội chọn CCB gương mẫu, có trình độ hiểu biết về pháp luật, có uy tín trong địa bàn dân cư để giới thiệu vào các tổ hòa giải, làm hòa giải viên, toàn Hội có 16.500 người. các hòa giải viên đã đến từng hộ hội viên trao đổi, cung cấp thông tin về pháp luật, giải quyết các mâu thuàn tranh chấp nội bộ trong dân. Riêng giai đoạn 2013 -2018 các tổ hòa giải của CCB đã tham gia hoàn giải 101.702 vụ việc, trong đó hòa giải thành công 83.279 vụ, đạt 82%. Hoạt động hòa giải của CCB đã góp phần hạn chế hành vi vi pháp pháp luật, giải quyết nhiều vụ mâu thuẫn, tranh chấp trong nội bộ cộng đồng dân cư, không để hình thành các điểm nóng về an ninh trật tự, an toàn xã hội, giữu vững ổn định ở cơ sở.

               Các cấp Hội đã coi việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Hội là nhiệm vụ quan trọng có tính đột phá trong công tác xây dựng Hội. Việc đổi mới nội dung, phương thức hoạt động theo Kết luận số 62-KL/TW và Nghị quyết số 25 “Về tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới” đạt kết quả tích cực. Nội dung, phương thức hoạt động được đổi mới, thể hiện rõ hơn vai trò, tính chất của một tổ chức chính trị- xã hội; có sự phân công trách nhiệm cụ thể, tạo sự đồng thuận và thống nhất cao trong hành động. Thường xuyên gắn công tác xây dựng Hội với việc tổ chức thực hiện các nhiệm vụ, các phong trào của địa phương, bộ, ngành, cơ quan, đơn vị. Hướng dẫn triển khai thực hiện Quyết định 217 về giám sát, phản biện đạt được nhiều kết quả.

Trong chỉ đạo hoạt động đã hướng mạnh về cơ sở; lấy cơ sở, các chi Hội, phân Hội làm địa bàn hoạt động, nhất là miền núi, vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. Chú trọng tổng kết thực tiễn, rút ra những bài học kinh nghiệm cần thiết, tăng cường công tác đôn đốc, kiểm tra, giám sát; tích cực đổi mới nội dung, hình thức nâng cao chất lượng sinh hoạt, hiệu quả hoạt động của tổ chức cơ sở Hội.

Việc đổi mới phong cách, lề lối làm việc của lãnh đạo, cơ quan Hội từ Trung ương tới cơ sở có bước tiến bộ. Thực hiện chế độ tập thể lãnh đạo đi đôi với phát huy tính chủ động, sáng tạo và trách nhiệm của cá nhân, nhất là trách nhiệm của người đứng đầu; nói đi đôi với làm. Có nhiều đổi mới trong việc ra nghị quyết, coi trọng việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát, sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết. Tiếp tục cải cách thủ tục hành chính trong các hoạt động của Hội theo hướng giảm bớt thủ tục, giấy tờ, hội họp.

               Bên cạnh những thành tích đạt được là cơ bản cũng có lúc, có nơi,  có cấp hội chưa nắm bắt kịp thời tâm tư, nguyện vọng của Cựu chiến binh; chưa chủ động, kịp thời giải quyết các vấn đề của thực tiễn do các chương trình phối hợp đặt ra; Hoạt động của các chi hội CCB cơ sở, nhất là địa bàn vùng sâu, vùng xa còn rất khó khăn, do đó điều kiện phối hợp còn hạn chế; Một số cấp hội có tỉ lệ công chức cao, ảnh hưởng đến chất lượng điều hành hoạt động của Hội; Một số tỉnh, thành Hội chưa nhân rộng được nhiều điển hình trong phong trào Cựu chiến binh giúp nhau giảm nghèo, làm kinh tế giỏi. Số hộ nghèo một số địa phương giảm chậm, hộ khá và giàu chưa nhiều; đặc biệt là ở miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số; Nề nếp, chế độ công tác phối hợp hoạt động chưa sâu sắc; chất lượng, nội dung và hình thức phối hợp có lúc chưa thiết thực, hành chính hóa hoạt động công tác hội chậm được đổi mới, chưa đa dạng cho phù hợp cơ quan, đơn vị, địa phương, địa bàn.; Công tác phối hợp với chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các cơ quan, ban, ngành, đoàn thể; tập hợp Cựu quân nhân một số nơi chưa chặt chẽ, hiệu quả chưa cao. Thực hiện nhiệm vụ giám sát và phản biện xã hội có mặt còn hạn chế.

Căn cứ  vào kết quả 10 năm thực hiện Kết luận 62 và nhiệm vụ thực tiễn của đất nước, các địa phương, Hội CCB xác định thời gian tới sẽ thực hiện tốt nhất cho việc kỷ niệm 30 Ngày thành lập Hội CCBVN (1989-2019) và Đại hội thi đua yêu nước Hội CCBVN lần thứ VI (2019- 2024); Sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW của Bộ Chính trị về “Đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, gắn với việc tổ chức kỷ niệm các sự kiện lịch sử, chính trị trọng đại của đất nước; Kiện toàn cán bộ lãnh đạo các cấp theo đề án biên chế ở Trung ương và các địa phương. Ban hành nghị quyết chuyên đề về xây dựng tổ chức cơ sở Hội vững mạnh. Phối hợp với cơ quan quân sự địa phương, đoàn thanh niên tham mưu với cấp ủy, chính quyền địa phương vận động Cựu quân nhân tham gia sinh hoạt trong các Câu lạc bộ, bảo đảm nội dung, hình thức sinh hoạt phù hợp với thực tiễn ở cơ sở; Giảm tỷ lệ hộ Cựu chiến binh nghèo; giúp hội viên làm mới, sửa chữa, nâng cấp nhà ở dột nát, nhà tạm theo nghị quyết Đại hội. Tiếp tục phối hợp với các tổ chức, nâng cao chất lượng, hiệu quả các phong trào, các cuộc vận động…

               Hội CCB Việt Nam đề nghị Đảng và Nhà nước cần sớm ban hành thống nhất cơ cấu, tổ chức và biên chế của MTTQ và các đoàn thể chính trị-xã hội, nhằm tạo điều kiện cho các tổ chức chính trị-xã hội hoàn thành tốt chức năng nhiệm vụ của mình. (Vì hiện nay mô hình tổ chức của các cấp Hội ở các địa phương rất khác nhau, ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ của Hội; Có cơ chế, hay thiết chế trong các cơ quan quản lý Nhà nước các cấp để thực hiện giám sát phản biện xã hội theo Quyết định 217 của Bộ Chính trị; Các cấp ủy Đảng và người đứng đầu thực hiện tốt việc tiếp xúc, đối thoại trực tiếp với nhân dân, lắng nghe ý kiến đóng góp của nhân dân…

               Sau khi nghe nhiều ý kiến trao đổi tại Hội nghị đồng chí Trương Thị Mai đã phát biểu đánh giá cao chất lượng hoạt động của Hội CCB Việt Nam trong nghiêm túc, gương mẫu thực hiện Kết luận 62 của Bộ Chính trị; Hội đã đề ra chương trình hành động rất thiết thực, hiệu quả xoay quanh Chủ đề “Cựu chiến binh gương mẫu học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức phong cách Hồ Chí Minh”. Đồng chí cũng mong rằng Hội CCB luôn luôn phấn đấu, tiên phong trong hệ thống Chính trị - xã hội góp phần tô thắm đậm hơn nữa Bản chất, truyền thống Bộ đội Cụ Hồ trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN vì mục tiêu dân giầu, nước manh, dân chủ, công bằng, văn minh.

PV