Tháng 3-2010, Thiếu tướng Trần Minh Hùng, nguyên Phó Tư lệnh Quân khu 5 chính thức nghỉ hưu sau gần 50 năm quân ngũ và tháng 6 năm đó, ông tự viết đơn gia nhập Hội CCBVN với tâm nguyện quỹ thời gian còn lại của cuộc đời có thể tiếp tục góp sức làm đẹp cho đời thì cố gắng làm.

               Về với đời thường, phẩm chất người lính Cụ Hồ trong ông luôn tỏa sáng với lối sống giản dị, hòa đồng, gần gũi với bà con, đồng đội, nhiệt tình, gương mẫu trong mọi công việc từ khu phố đến phường, quận, thành phố, đặc biệt là các hoạt động của CCB. Sự hòa đồng, gần gũi của ông mà bà con khu phố chỉ biết ông là CCB, là bộ đội nghỉ hưu, chứ ít ai biết ông là vị tướng lẫy lừng trận mạc một thời nay về với đời thường.

              Khu dân cư nơi ông ở có trên 100 hộ dân với 508 nhân khẩu, trên địa bàn có nhà thờ truyền giáo Cơ đốc, nhìn chung cuộc sống khu dân cư hòa thuận, yên bình. Song, trong từng thời gian, vẫn còn xuất hiện một số tệ nạn xã hội, như: tiêm chích ma túy, cá độ bóng đá, đòi nợ thuê, cơi nới nhà cửa không đúng quy định, lấn chiếm vĩa hè, tai nạn giao thông, trộm cắp vặt, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy còn bất ổn.

               “Máu nhà binh” trỗi dậy, ông trao đổi với cấp ủy chi bộ, chi hội  CCB đến từng nhà dân, cơ quan, đơn vị đứng chân trên địa bàn xin số điện thoại, rà soát, nắm tình tình từng ngõ phố, kiệt, hẻm để xây dựng “ Kế hoạch bảo vệ an ninh-chính trị, trật tự, an toàn xã hội khu dân cư” như một “ kế hoạch chiến đấu”, có: mục tiêu cần bảo vệ, điểm đen cần chú ý, dự kiến tình huống, cách xử trí, ký tín hiệu, phương án hợp đồng đến các hội, đoàn thể và hộ dân cư, đồng thời xin phép thành lập tổ dân phòng thường trực từ 5 đến 7 đồng chí, được Chủ tịch Phường đồng ý và phê duyệt. Ông thuyết phục một đơn vị  trên địa bàn cho mượn chổ để  dân phòng trực hằng ngày, xin bàn ghế, giường, tủ , ti vi để anh em nghĩ ngơi, sinh hoạt, vận động bà con, đảng viên, hội viên và bản thân ông cùng đóng góp kinh phí để may sắm áo quần, trang bị công cụ hổ trợ  theo đúng quy định. Ông vận động  đảng viên hưu trí và tại chức khi đóng đảng phí, mỗi người đóng thêm 20.000 đồng để bồi dưỡng tổ dân phòng. Nhờ đó, hoạt động của tổ dân phòng hết sức hiệu quả, được cán bộ, nhân dân khu phố và lãnh đạo địa phương đánh giá cao.

                Trong hoạt động chi hội CCB, ông thật sự là chổ dựa khi bàn bạc và thực hiện mọi công việc như văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao, vệ sinh môi trường, xử lý lấn chiếm vĩa hè, nòng cốt trong xây dựng, bảo vệ Đảng, phản biện khi có “ điểm nóng”, xóa nghèo, hổ trợ nạn nhân da cam, bà con vùng bị thiên tai, đền ơn, đáp nghĩa, giáo dục thế hệ trẻ, ủng hộ khuyến học... việc nào nếu thiếu ông chắc chắn kết quả không cao. Trong chi bộ, có đảng viên nhiều tháng liền không đóng được đảng phí vì quá khó, bệnh tật thường xuyên, nhà nghèo, có nguy cơ bị xử lý kỷ luật, ông tự nguyện đóng giúp đảng phí cho đồng chí của mình hằng năm . Trên bàn làm việc, ông để con heo đất, hằng ngày bỏ vào những tờ tiền lẽ, cuối năm gởi cho chi hội CCB nơi mình sinh hoạt có thêm chút tiền chi tiêu; thấy bà con tổ dân phố treo cờ Tổ quốc không cùng kích thước, ông tự bỏ tiền mua cờ về phát đến từng nhà; ở trước nhà,  ông sắm 3 bình chữa cháy, 3 thang để phòng và chữa cháy cho gia đình, khi cần bà con láng giềng sử dụng; cán bộ, chiến sĩ cấp dưới, nhất là trong kháng chiến chống Mỹ và làm nghĩa vụ quốc tế ở Campuchia cuộc sống khó khăn hoặc  chưa làm được thương binh, chưa được hưởng trợ cấp, ông sẵn sàng giúp đỡ dến nơi, đến chốn; đồng đội hoặc đơn vị cần xác nhận để phong tặng các danh hiệu, biết đến đâu ông xác nhận đến đó và chịu trách nhiệm với những nội dung mình xác nhận. Khi Trung Quốc lắp đặt giàn khoan trái phép, ông trích tiền lương, thương binh nhờ báo Tuổi trẻ chuyển giúp ủng hộ anh em làm nhiệm vụ, nhờ Bộ Tư lệnh vùng 3 Hải quân chuyển 150 đầu sách gồm hồi ký, thơ của ông cho cán bộ, chiến sĩ, nhân dân trên đảo Trường sa; khi nghe tin huyện miền núi Quế Sơn bị bão lũ tàn phá, ông bỏ ra hàng chục triệu đồng mua mì tôm, quần áo, sách vỡ, thuê xe chuyên chỡ lên tận xã Quế Lâm, xã xa nhất của huyện Quế Sơn  giúp cho thầy trò Trường tiểu học ở dây.Khi về thăm mẹ Trần Thị Thứ, mẹ liệt sĩ Nguyễn Văn Toán, đồng đội cũ, ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang.Thấy mẹ ở ngôi nhà xuống cấp, tềnh toàng, cám cảnh, ông tự đóng góp và vận động anh em được 61 triệu đồng sữa chữa ngay ngôi nhà cho mẹ, phục chế ảnh liệt sĩ Toán đã bị hoen ố, đưa lên bàn thờ đúng ngày 27/7. Mẹ Thứ đã khóc vì quá quá xúc động giữa ngôi nhà mới và bàn thờ của con đẹp, trang trọng hơn mọi ngày. Chỉ tính riêng từ năm 2014 đến nay, với việc tiết kiệm chi tiêu, ông đã ủng hộ 200 triệu đồng cho việc nghĩa tình với bà con, đồng đội.

                   Trong vụ án Phan Văn Anh Vũ ( Vũ nhôm) ở Đà Nẵng, ông là 1 trong những CCBTP Đà Nẵng đã thẳng thắn “ bóc trần” những sai phạm và kiên quyết đề xuất đưa Vũ nhôm ra xét xử. Ông mạnh dạn góp ý sớm với các cấp có thẩm quyền về những vụ việc nhạy cảm về đất đai có liên quan đến quốc phòng-an ninh ở quận Sơn Trà, sân bay Nước mặn... được dư luận quan tâm và đánh giá cao.

                   Ghi nhận những đóng góp của ông, Đảng bộ, chính quyền TP, quận Hải Châu, Hội CCBTW và TP đã tặng ông nhiều phần thưởng, danh hiệu . CCB, Thiếu tướng Trần Minh Hùng thật sự xứng đáng với danh hiệu cao quý “Bộ đội Cụ Hồ”, như ông tâm sự, danh xưng nầy luôn ngự trị trong trái tim của ông.

                                                                                   Bài, ảnh: Nguyễn Phát