Một điểm bị không kích tại tỉnh Idlib.
Bởi Idlib, tỉnh phía Tây Bắc Syria có đường biên tiếp giáp với Thổ Nhĩ Kỳ về hướng Tây Bắc đang trở thành tâm điểm của giới chính trị, quân sự trên toàn cầu do sự phức tạp cả về quân sự, dân sự và các vấn đề mang tính nhân đạo.
Cuộc chiến kéo dài suốt 7 năm qua ở Syria đã khiến một nửa dân số của quốc gia này (2,9 triệu người) đến lánh nạn tại Idlib. Đáng nói, ước tính có khoảng 1 triệu trẻ em. Cùng với dân thường, khoảng 70.000 quân nổi dậy cũng bị dạt về Idlib sau khi thất bại liên tiếp trên các mặt trận ở Syria…
Thế khó cho Syria, Nga và Iran là ở chỗ nếu tiến hành một chiến dịch tổng lực ắt sẽ gây thương vong lớn cho thường dân dù dùng bất kỳ loại vũ khí nào.
Một lý do quan trọng khác khiến phía Syria, Nga và Iran còn chần chừ là một khi chiến sự nổ ra, số người tị nạn sang Thổ Nhĩ Kỳ để sang châu Âu sẽ lại tăng lên, gây áp lực cho các quốc gia châu Âu.
Trong thế khó về quân sự, giải pháp chính trị đang được các bên cân nhắc. Trả lời phỏng vấn của các phóng viên sau cuộc gặp với đại diện ba nước Pháp, Đức và Nga nhằm chuẩn bị cho hội nghị thượng đỉnh bốn bên sắp tới về vấn đề Syria, người phát ngôn Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cho biết: Đại diện các bên đều hy vọng tiếp tục duy trì tình hình hiện nay tại tỉnh Idlib nhằm bảo vệ dân thường. Đặc biệt, ông nhấn mạnh quan điểm chung của các bên đều cho rằng một giải pháp chính trị sẽ tốt hơn là một giải pháp quân sự.
Tuy nhiên, giải pháp chính trị cũng không dễ vì như vậy đồng nghĩa với việc thỏa hiệp với khủng bố!
Nguyễn Ngọc