Người viêm mũi xoang với sức đề kháng kém là đối tượng có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh trong mùa dịch Covid-19. Để vượt qua đại dịch, ngoài thực hiện khuyến cáo 5K của Bộ y tế, việc điều trị viêm mũi xoang dựa trên phác đồ Đông Tây y kết hợp là một lựa chọn hiệu quả để bạn cân nhắc.
Tại sao người viêm mũi xoang dễ lây nhiễm virus?
Mũi xoang là cửa ngõ cơ thể, với hệ thống “bức tường rào” siêu lọc bảo vệ hệ hô hấp dưới trước tác nhân gây bệnh và tống nhanh ra ngoài… Bộ phận này có chức năng làm ấm - làm ẩm - làm sạch không khí, đào thải vi khuẩn, virus trước khi đi vào phổi. Các tác nhân này hiếm khi đi thẳng vào phổi mà thường gây bệnh ở đường hô hấp trên trước. Sau đó, chúng tấn công niêm mạc mũi, gây viêm với triệu chứng chảy nước mũi, nghẹt mũi liên tục.
Hiện nay, dịch bệnh Covid-19 biến chủng lan nhanh toàn cầu, ở người có tiền sử viêm mũi xoang, viêm mũi dị ứng, chớm viêm xoang, chính là tiền đề dễ lây nhiễm. Do các bệnh này đều thuộc nhóm bệnh đường hô hấp, có sự thúc đẩy lẫn nhau. Đối với người bị viêm mũi xoang mạn tính sức đề kháng kém, rất dễ bị lây nhiễm bệnh do virus và khả năng bội nhiễm tăng.
Các chuyên gia phân tích: Đầu tiên virus SARS-CoV-2 đi vào niêm mạc mũi và họng (tỵ hầu). Trong giai đoạn khởi phát bệnh từ 0-7 ngày sẽ lấy dịch hầu họng để làm xét nghiệm xem có virus không. Sau 7 ngày, sự lan truyền của virus vào phổi nên sẽ lấy dịch từ phế quản. Từ con đường xâm nhập này của virus, có thể dự phòng từ con đường mũi họng bằng cách súc họng, nhỏ nước muối sinh lý, dùng thuốc thảo dược để làm sạch, làm cho virus ít có khả năng gây bệnh hơn ngay từ giai đoạn mới tiếp xúc người bệnh hay vừa đến nơi có nguy cơ cao.
Tạo “lá chắn” cho mũi xoang khỏe mạnh trong mùa dịch
Làn sóng dịch Covid-19 thứ 4 đang bùng phát trở lại ở nhiều địa phương với diễn biến khó lường. Trong giai đoạn này, việc giữ mũi xoang khỏe là một trong những biện pháp chủ động giúp bạn tránh dịch bệnh tấn công vào cơ thể, bận cần lưu ý hai điều sau :
Tránh lạm dụng thuốc tây trong mùa dịch
Khi viêm mũi xoang tái phát do nhiễm lạnh hoặc dị ứng người bệnh có thể nhức đầu, chảy nước mũi, khó thở… Nhiều người khi xuất hiện các triệu chứng trên đã tự mua thuốc về uống để làm giảm các triệu chứng.
Theo ý kiến của chuyên gia, việc lạm dụng thuốc tây gây nhiều hệ lụy như kháng kháng sinh; hay thuốc chống dị ứng (kháng histamin) ảnh hưởng chức năng gan, thận; nhóm thuốc xịt co mạch gây tăng huyết áp, chóng mặt, đau đầu, đánh trống ngực…. Không chỉ vậy, dùng không đúng thuốc, không đúng đủ liều chỉ định, đợt viêm xoang không được điều trị dứt điểm, sẽ dễ dáng tái phát khi thời tiết, môi trường thay đổi.
Tăng đề kháng cho mũi xoang khỏe
Niêm mạc mũi xoang nằm trong hệ thống chung của cơ thể, chính vì thế việc cải thiện, tăng sức đề kháng cơ thể là một trong những biện pháp giúp mũi xoang khỏe mạnh hơn. Do đó, bạn cần thực hiện các biện pháp sau để mũi xoang khỏe từ trong ra ngoài.
- Hạn chế ra ngoài nếu không cần thiết khi giãn cách xã hội, giữ khoảng cách với người xung quanh, tránh tụ tập đông người.
- Chủ động bảo vệ cơ thể: Luôn đeo khẩu trang khi ra đường, hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói bụi, độc hại.
- Khi ở trong nhà: Cần tạo môi trường trong nhà luôn trong sạch, mở cửa thông thoáng, hút bụi, dùng máy lọc không khí, xông tinh dầu. Khi niêm mạc mũi họng hít không khí sạch sẽ nhanh chóng thông thoáng, dễ chịu hơn.
- Bổ sung dinh dưỡng: Ăn nhiều các loại thực phẩm chứa rau xanh chứa nhiều vitamin và khoáng chất (bắp cải, súp lơ, quả mọng…). Tránh ăn thực phẩm gây kích thích niêm mạc: đồ cay, nóng; các loại thịt đỏ chứa độ đạm quá cao (hải sản, nội tạng); ăn chín, uống sôi
- Luôn theo dõi, nghe ngóng cơ thể xem có cần bổ sung thảo dược để tăng đề kháng cho cơ thể, nếu có dấu hiệu bất thường thì bạn nên đi khám.
Kết hợp Đông Tây y hiệu quả cho người viêm mũi xoang
Nếu giai đoạn đầu viêm mũi xoang do virus hay dị ứng, nhiễm lạnh thì không cần thiết sử dụng kháng sinh. Bởi kháng sinh chỉ đóng vai trò điều trị viêm mũi xoang do nhiễm khuẩn. Do đó, khi đi khám, bác sĩ xác định tình trạng viêm, tổn thương mũi xoang của bạn ở mức độ nào và kê đơn thuốc phù hợp. Thông thường, nếu xuất hiện triệu chứng rầm rộ như ngạt mũi, chảy mũi nhiều, đau hốc xoang, nặng đầu, bác sĩ sẽ kê cho bạn các thuốc chống viêm, chống dị ứng hay thuốc co mạch 5-7 ngày để triệu chứng giảm nhanh. Nhưng để đạt được hiệu quả bền vững và an toàn và tăng sức đề kháng cho cơ thể, bạn cần sử dụng kết hợp thuốc Đông y 1-2 tháng. Thuốc thảo dược tác động tận gốc bệnh, với cơ chế chống viêm, đào thải dịch nhày, tái tạo niêm mạc sẽ góp phần làm cho cơ chế tự bảo vệ tốt hơn và tăng khả năng chữa dứt điểm đợt viêm xoang, hạn chế tái phát.
Việc sử dụng song song thuốc thảo dược và tân dược giúp nâng cao hiệu quả điều trị của thuốc thảo dược, giảm số liều dùng và hạn chế các tác dụng phụ của thuốc Tây, giảm tần suất bị lại và ngăn ngừa chuyển biến bệnh qua giai đoạn mạn tính.
Theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, không nên vội vàng sử dụng tân dược, mà cần đi khám để được tư vấn dùng đúng thuốc, đúng thời điểm. Thông thường, khi có dấu hiệu khởi phát viêm mũi xoang, một lựa chọn hàng đầu cho bạn là giải pháp trong uống - ngoài xịt của bộ đôi Thuốc thảo dược Thông Xoang Tán và thuốc xịt Thông Xoang có chứa các vị thảo dược hàng đầu chữa viêm mũi xoang là Tân Di, Tế Tân, Bạch Chỉ, Cảo Bản, Xuyên Khung, Thăng Ma,…
Trong cuốn “Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” của GS.TS Đỗ Tất Lợi có viết về 8 vị thảo dược như: Tân di, Tế tân, Bạch chỉ, Cảo bản, Phòng phong, Xuyên khung, Thăng ma, Cam thảo có tác dụng mạnh trong điều trị viêm mũi xoang. Trong đó, vị thuốc hàng đầu chữa viêm xoang là Tân Di có chứa tinh dầu được ví như “kháng sinh tự nhiên” có tính chất kháng khuẩn, giảm đau, chống viêm. Kết hợp với các thành phần khác chứa tinh dầu vị cay, tính ấm giúp làm ấm niêm mạc, kháng khuẩn, diệt virus cực tốt, vừa điều trị các triệu chứng chung cảm lạnh, cảm cúm và viêm xoang. Từ đó, nâng cao sức đề kháng cho niêm mạc mũi xoang, nhất là khi giao mùa, dịch bệnh bủa vây.
Việc điều trị sớm và kết hợp Đông Tây y đúng thuốc, đúng thời điểm sẽ trả lại sự thông thoáng cho mũi xoang khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể bạn trong mùa dịch.