Mọi năm, kỷ niệm ngày thành lập quân đội, mấy chục anh em bạn đồng ngũ ở đại đội 3 chúng tôi thường rủ nhau ra thủ đô để cùng "ăn chơi nhảy múa" một phen, song năm nay, tất cả lại "biểu quyết" kéo nhau về tận cái làng Vân Hoàng Thượng hẻo lánh ở bên Cầu Giẽ này, để vừa họp mặt, vừa thăm viếng mộ Đào Văn Tài, chả là hài cốt cậu ấy vừa được đưa từø Xiêng Khoảng về NTLS xã nhà…

Thấm thoắt thế mà đã trên 40 năm rồi! Ngày ấy - 26-3-1967, chúng tôi lên đường nhập ngũ và cùng được biên chế vào đại đội 3, tiểu đoàn 4, trung đoàn 165, Sư đoàn 312 này. Sau hơn 1 năm huấn luyện, sư đoàn nhận lệnh hành quân sang mặt trận Cánh Đồng Chum, Xiêng Khoảng làm nghĩa vụ quốc tế. Đây là vùng giải phóng rộng lớn, dân cư đông đúc, có nhiều cơ quan, cơ sở hậu cần kỹ thuật của cách mạng Lào, song chính vì thế mà bọn phản động câu kết với phỉ Vàng Pao luôn rình rập, nhòm ngó và nhiều lần đưa quân ra lấn chiếm. Khi chúng tôi sang - mùa khô năm 1968, là khi địch dồn quân ra Mường Sủi, lập nhiều căn cứ quân sự, định biến nơi đây thành bàn đạp, đánh ra Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng. Một trung đoàn của sư đoàn đã vào tận "cái bàn đạp" đó dập tắt âm mưu của chúng. Mùa khô năm 1970, bọn phản động Lào và phỉ Vàng Pao lại đổi chiến thuật: nhờ quan thầy Mỹ cho trực thăng ồ ạt đổ quân xuống các đỉnh núi cao suốt đường 7A, 7B, từ Nậm Cắn, giáp biên giới Việt - Lào trở vào, hòng chặn bước quân ta, đồng thời rải kín quân xuống Xiêng Khoảng. Gian khổ, hy sinh nhiều hơn, song quân ta, trong đó có sư đoàn 312 của chúng tôi, vẫn mở màn chiến dịch đúng thời gian quy định và mở đầu lại chính từ trận tiến công đồng loạt đập nát 5 điểm cao ở thị xã Xiêng Khoảng, làm nhiều điểm cao khác của địch dọc đường 7A, 7B không đánh cũng tan. Mùa khô năm 1971, bọn phản động Lào điên cuồng hơn, chúng cố gắng tạo ra "sức mạnh tổng lực" bằng cầu xin các vũ khí kỹ thuật của Mỹ và lính đánh thuê Thái Lan rầm rộ kéo vào Cánh Đồng Chum. Các đơn vị lại được lệnh vào trận. Sư đoàn 312 đảm nhận hướng chủ yếu, công phá "cánh cửa thép" Phu Tâng - nơi địch xây dựng trận địa kiên cố nhất, do mấy tiểu đoàn hỗn hợp ngụy Lào, phỉ Vàng Pao và lính Thái Lan chốt giữ. Địch ở trên cao, lại có hầm hào vững chắc, nên chủ trương của sư đoàn đánh Phu Tâng là vây - lấn - tấn - diệt. Ngày vây lấn thứ ba, phát hiện thấy mây mù giăng đầy thung lũng Cánh Đồng Chum, trung đoàn 165 của chúng tôi, đơn vị được giao tiêu diệt điểm cao này đã quyết định xung phong giữa ban ngày. Chọn đúng thời cơ, nên trung đoàn làm chủ trận địa nhanh chóng. "Cánh cửa thép" của cụm cứ điểm địch (lời huênh hoang của chúng) bị sụp đổ. Địch ở Phu Tââgn, Phu Keng và các căn cứ vòng trong như ong vỡ tổ, đạp lên nhau tháo chạy. Thừa thắng, toàn sư đoàn như những mũi tên lao lên phía trước, tràn qua các điểm cao 1664, 1599, 1800… đánh thốc tới tận hang ổ Long Chẹng… Bốn năm cùng các đơn vị bạn chiến đấu trên mặt trận cao nguyên ác liệt, năm nào Sư đoàn 312 của chúng tôi cũng lập chiến công xuất sắc, bảo vệ vững chắc vùng giải phóng Xiêng Khoảng - Cánh Đồng Chum của bạn. Thế nhưng, bốn năm ấy, 1.600 cán bộ, chiến sĩ ưu tú của sư đoàn đã ngã xuống trên chiến trường này, Đào Văn Tài là một trong số đó!...

Tin Đào Văn Tài - người chiến sĩ liên lạc có làn da trắng, đôi mắt đen láy dưới hàng lông mi cong dài như con gái, ra đi bốn chục năm trời, giờ mới được về nằêm trên đất mẹ, làm anh em ai cũng xúc động. Tôi chợt nhớ ra Thọ, hiện là đại tá, công tác bên Viện Khoa học và công nghệ quân sự Bộ Quốc phòng - người bạn "thuở binh nhì" duy nhất còn tại ngũ, liền điện hỏi Hồng Cư (trưởng ban liên lạc của đại đội):

  • Cư báo cho anh Thọ chưa nhỉ?

  • Rồi ! Cậu ấy đang xin được lo toàn bộ việc chi phí cho cuộc họp mặt đấy. - Ngừng giây phút, Cư giảng giải thêm:

  • Anh còn nhớ cái đêm tập kích Xa Nọi chứ? Không thấy Thọ về, đại đội cử Tài đi tìm Thọ và Tài hy sinh. Đêm tiếp theo, cậu Dệt lại vào Xa Nọi lục tìm thì gặp Thọ nằm mê man bên hàng rào thép gai của địch vì bị thương quá nặng… Thọ muốn được bày tỏ niềm nhớ ơn đồng đội mà!

  • Ờ ờ, thế chỗ họp mặt chuẩn bị tốt chưa?

  • Yên tâm! Bí thư Đảng uỷ xã, rồi Chủ tịch UBND xã đều bảo: Cứ về hội trường của xã mà làm. Người vào bếp càng khỏi lOï - vợ cậu Thu, cậu Tá, cậu Tình, cậu Hùng, cậu Tín, cậu Xuân, cả vợ cậu Khánh tận Hà Nội đều xin được làm "chị nuôi". Chương trình sẽ phong phú đó: Sau lễ dâng hương hoa viếng Tài ở nghĩa trang, anh em sẽ sang thôn Ứng Cử thăm thằng Kiêu, thương binh nặng - không dự họp được, tiếp đó sẽ về hội trường tri kỷ, tâm tình. Lại có cả văn nghệ nữa nhé! Anh có nhớ cuối năm 1967, anh viết cái khúc ca chèo "Vui mùa huấn luyện" cho anh Sáng mang đi hội diễn sư đoàn không? Trên bốn mươi năm rồi, Sáng vẫn thuộc, vẫn hát. Lần này "ông ấy" mang cả đội chèo của xã Phú Yên sang phục vụ anh em ta đấy!...

Tôi xuýt xoa:

  • Cư rà lại Ban chỉ huy đại đội ngày ấy, xem có thể mời được ai về dự không?

  • Anh Hà, Chính trị viên trưởng, đã mất; anh Khai - Đại đội trưởng và anh Hoa - Chính trị viên phó, nghe nói về nghỉ hưu tận Thái Nguyên - có lẽ bây giờ đã bước vào "tuổi xưa nay hiếm". Chỉ còn thượng tá Phền, hồi đó là đại đội phó, sau này làm đến Phó giám đốc Viện Y học dân tộc quân đội thì nghỉ, nhà ở khu tập thể Kim Giang cùng với trung tá Khánh đó…

Có hai vị khách nữa mà ai cũng mong được đón về dự cuộc họp mặt truyền thống, song tôi và Cư đã dò hỏi mãi, vẫn không thể tìm ra địa chỉ - ấy là trung đội trưởng Nguyễn Đại Số và Đào Thị Thúy - chị ruột của liệt sĩ Đào Văn Tài. Chính chúng tôi vun vén cho mối tình ấy và sau ngày cưới, chị ra Quảng Ninh, quê chồng, còn anh cùng với chúng tôi hành quân sang mặt trận Cánh Đồng Chum - Xiêng Khoảng…. Anh Số, chị Thúy ơi! Chúng tôi sắp về thăm đứa em trai của anh, chị, nếu anh chị biết tin, hãy về với chúng tôi nhé.

Bài và ảnh: NGUYỄN PHÚC ẤM