<!-- st1\:*{behavior:url(#ieooui) } --> <!-- /* Style Definitions */ p.MsoNormal, li.MsoNormal, div.MsoNormal {mso-style-parent:""; margin:0cm; margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:12.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-fareast-font-family:"Times New Roman";} @page Section1 {size:612.0pt 792.0pt; margin:72.0pt 90.0pt 72.0pt 90.0pt; mso-header-margin:36.0pt; mso-footer-margin:36.0pt; mso-paper-source:0;} div.Section1 {page:Section1;} --> <!-- /* Style Definitions */ table.MsoNormalTable {mso-style-name:"Table Normal"; mso-tstyle-rowband-size:0; mso-tstyle-colband-size:0; mso-style-noshow:yes; mso-style-parent:""; mso-padding-alt:0cm 5.4pt 0cm 5.4pt; mso-para-margin:0cm; mso-para-margin-bottom:.0001pt; mso-pagination:widow-orphan; font-size:10.0pt; font-family:"Times New Roman"; mso-ansi-language:#0400; mso-fareast-language:#0400; mso-bidi-language:#0400;} --> Nhưng cụ Sơn Ton đã ở tuổi 80, sau nhiều năm hoạt động gian khổ nay sức khoẻ đã giảm sút, tự thấy mình đã yếu, cụ nói với mọi người: Được thay mặt cho quê hương ra Hà Nội đợt này thì vinh dự quá, nay nhường lại cho Anh hùng khác thì cũng như mình đã ra Thủ đô ngàn năm tuổi.
Anh hùng Sơn Ton là người Khơ-me, sinh năm 1930, tại huyện Trà Cú, Trà Vinh. Sau đó định cư ở huyện Cù Lao Dung, Sóc Trăng. 15 tuổi đang ở đợ, Sơn Ton trốn chủ đi du kích để được đánh Tây. Anh chiến sĩ trẻ Sơn Ton có tài gài bẫy lựu đạn nên đơn vị tặng cho danh hiệu “vua lựu đạn”. Từ trái dừa tươi, gốc cây, bụi mía, con gà... dưới bàn tay của anh đều trở thành những cái bẫy giết giặc rất hiệu quả.
Khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, Anh hùng Sơn Ton trở lại quê hương làm Phó ban Chính sách Tỉnh đội Hậu Giang (Quân khu 9). Ông tình nguyện sang Cam-pu-chia giúp nước bạn, rồi nghỉ hưu năm 1983. Tại nơi cư trú, khu vực 3, phường An Hội, quận Ninh Kiều, TP Cần Thơ có thời gian ông là Chi hội trưởng Hội CCB. Ông là người nhiệt tình giúp đỡ các hội viên CCB và bà con chòm xóm phát triển kinh tế gia đình, ổn định cuộc sống.
Niềm vinh dự và tự hào nhất đối với Sơn Ton là 7 lần được gặp Bác Hồ. Mỗi lần gặp là một vinh hạnh lớn lao, soi sáng cuộc đời theo Đảng của ông. Dấu ấn sâu đậm nhất là lần đầu tiên gặp Bác vào năm 1955. Ông xúc động kể: “Khi nghe Bác hỏi, trong đợt tuyên dương Anh hùng vừa rồi có một cháu là người Khơ-me Nam Bộ, thì tôi đứng nghiêm và nói: Dạ thưa Bác, cháu đây ạ, cháu là người dân tộc Khơ-me ở Nam Bộ. Bác nhìn tôi mà hỏi thăm từ cái ăn, cái mặc cho đến sinh hoạt học tập, rồi lại hỏi các anh em dân tộc thiểu số có hiểu hết từ ngữ của những vấn đề đang thảo luận không... Bác hỏi tôi: Thế cháu có biết chữ Pali không?. Tôi thành thật trả lời: Thưa Bác, cháu chưa học chữ Pali ạ. Ngay sau đấy, Bác cười và nói bằng tiếng Khơ-me rằng nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia đoàn kết đánh đuổi thực dân Pháp. Tôi quá bất ngờ khi nghe Bác nói tiếng Khơ-me và trả lời với Bác là hiểu được. Sau đó Bác dặn dò tôi phải học chữ Pali để dùng làm phương tiện kêu gọi đồng bào Khơ-me cùng đánh đuổi giặc thù, cứu nước”. Dù chỉ được gặp Bác trong khoảng thời gian rất ngắn, nhưng ông cảm thấy rất hạnh phúc, cảm thấy rất gần gũi với vị Cha già kính yêu của dân tộc.
Sau này mỗi khi nhắc lại những lần gặp Bác Hồ, ông luôn xúc động vì thấy Bác lúc nào cũng quan tâm đến cán bộ chiến sĩ và nhân dân miền Nam, luôn nghĩ về miền Nam. Người nói: “Miền Nam luôn ở trong trái tim tôi”.
PHƯƠNG NGHI