Dư địa đồ đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách "Quản Như Đồ của La Hồng Tiên" quyển 1, thực hiện năm 1561, phần cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam, không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Trong "Đại Minh thống nhất chí" năm 1461, quyển đầu cũng vẽ cực nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Hoàng Minh đại thống nhất tổng đồ đời Minh, trong "Hoàng Minh chức phương địa đồ" của Trần Tổ Thụ (1635) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Hoàng triều phủ sảnh châu huyện toàn đồ đời Thanh, năm 1862, vẽ theo "Nội phủ địa đồ" gồm 26 mảnh mang tên "Đại Thanh kịch tỉnh toàn đồ" không có Hoàng Sa và Trường Sa.

Quảng Đông tỉnh đồ trong Quảng Đông dư địa toàn đồ, do quan chức tỉnh Quảng Đông vẽ năm 1897, có lời tựa của Tổng đốc Trương Nhân Tuấn không có bất kỳ quần đảo nào ở Quảng Đông.

Đại Thanh đế quốc vị trí khu hoạch đồ (năm 1909) đã vẽ phần cực Nam Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Bản đồ ghi khoảng cách các đảo gần nhất từ quần đảo Hoàng Sa đến các đảo gần đất liền (trích từ bản đồ Southeast Asia - National Geographic Society - Washington, 1968).

Ngoài ra, bản đồ hàng hải châu Âu thế kỷ XV - XVI thể hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.

Bản đồ Đông Dương của Danvilleen vẽ năm 1735 cũng thể hiện rõ hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa thuộc lãnh thổ Việt Nam.

Đầu năm 2012, huyện đảo Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã phối hợp với Bảo tàng Đà Nẵng phát hành cuốn Kỷ yếu Hoàng Sa. Cuốn kỷ yếu dày hơn 200 trang gồm các phần "Hoàng Sa là của Việt Nam", "Công tác quản lý nhà nước đối với huyện Hoàng Sa", "Hoàng Sa và những nhân chứng lịch sử", "Cảm nghĩ của người Đà Nẵng về Hoàng Sa".

Đặc biệt, kỷ yếu có các tư liệu lịch sử, bằng chứng chủ quyền của Việt Nam với Hoàng Sa và phần cảm nhận về Hoàng Sa của 24 nhân chứng từng đến sống và làm việc tại quần đảo này trong những thập niên 50-70 của thế kỷ XX.

Quỳnh Anh (TH)